Bạo lực học đường là gì? Cách phòng tránh như thế nào?
Vấn đề bạo lực học đường đang là vấn đề nóng bỏng nhất của ngành giáo dục của nước ta. Đặc biệt hơn vấn đề này xuất hiện ở cả nam sinh và nữ sinh ở nhiều trường học. Vậy theo bạn, bạo lực học đường là gì? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu vấn đề này, qua bài viết dưới đây của mình nhé!
Bạo lực học đường
Bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối của nhiều trường học của nước ta. Bạo lực học đường bạo gồm những hành vi mang tính bạo lực và thể hiện sự bảo thủ của học sinh như: Cứng đầu, có hành vi bạo lực, không phân biệt được đúng sai, phê phán người khác, gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của học sinh khác.
Bạo lực học đường là tổng hợp những hành động bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần của học sinh như: Đánh nhau giữa các học sinh, hình phạt của trường, bạo lực và ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh…

Nguyên nhân của bạo lực học đường
Có vô vàn nguyên nhân có thể dẫn đến các hành vi bạo lực học đường, được chia làm hai nguyên nhân chính. Đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
Theo như nhận định của những chuyên gia về tâm lý. Từ 12 đến 18 tuổi của trẻ em là độ tuổi dậy thì của trẻ, ở độ tuổi này trẻ sẽ có những ảnh hưởng tâm lý. Giai đoạn ảnh hưởng tâm lý này là giai đoạn tạo ra nhân cách của một con người. Nếu trẻ không được hướng dẫn và dạy dỗ đàng hoàng sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ trong tương lai. Bởi sự phát triển không hoàn thiện và sụt giảm về nhân cách, khả năng ứng sử. Sẽ dẫn đến sự lệch lạc về cách sống và thái độ của trẻ, cũng như hành động thô bạo của trẻ.

Nguyên nhân khách quan
Sự lơ là và thiếu quan tâm từ phía gia đình cũng là một nguyên nhân của bạo lực học đường. Hầu hết hiện nay các bậc phụ huynh của học sinh thường quá quan tâm đến việc làm ăn. Mà không hề để ý đến tâm lý và tình hình học tập của con cái của mình. Ngoài ra thì có một số trường hợp hành vi bạo lực còn xuất hiện trực tiếp ở trong gia đình. Ví dụ như: vợ chồng đánh nhau, cha mẹ đánh con… Những hành vi đó đã in đậm vào trong đầu óc của trẻ và cũng gieo rắc hành vi bạo lực.
Ngoài nguyên nhân từ gia đình thì sức ảnh hưởng của xã hội cũng là một nguyên nhân của bạo lực học đường. Ví dụ như: ẩu đả giữa các băng nhóm, hàng xóm đánh nhau, bạo lực từ games… Đều ảnh hưởng đến đầu óc của trẻ nhỏ.
Những giải pháp về bạo lực học đường
Để loại bỏ bạo lực học đường trong ngành giáo dục thì những chuyên gia khuyến cáo rằng. Cần phải kết hợp giữa 4 yếu tố đó là học sinh và gia đình, trường học, xã hội. Riêng về gia đình và trường học thì phải giáo dục và quan tâm đến trẻ nhiều hơn.
Đối với học sinh thì cần phải được tuyên truyền về nhận thức và ý thức được bạo lực là hành động xấu. Học sinh cần phải biết những hành động bạo lực này sẽ có hậu quả khủng khiếp như thế nào. Ngoài ra đối với những học sinh có cá tính năng động thì cần phải tách biệt và hợp tác cùng gia đình, nhà trường. Để có thể động viên và quan tâm, chỉnh đốn học sinh về đạo đức và hành động bạo lực. Mặt khác thì gia đình và nhà trường cần phải tạo ra mối liên kết giữa học sinh với nhau. Để tránh việc phân biệt, xa lánh, vô cảm của những học sinh.

Phụ huynh cần lưu ý gì để tránh bạo lực học đường xảy ra?
Đối với gia đình thì phụ huynh cần phải để ý và quan tâm đến con em mình nhiều hơn. Đặc biệt là luôn luôn lưu ý đến hành động và cách cư xử của trẻ.
Phụ huynh là những người bạn tuyệt vời của con em mình, hãy luôn luôn lắng nghe và chia sẻ với chúng. Ngoài ra phụ huynh cần phải có hình thức thưởng và phạt đối với con em khi có hành vi bạo lực.
Đối với nhà trường, cần phải tuyên truyền và giáo dục đối với học sinh. Đặc biệt hơn là phải nắm rõ được tâm lý của học sinh để có biện pháp khắc phục.
Trên đây là một số thông tin về bạo lực học đường là gì? Mà mình muốn chia sẻ đến với các bạn. Cám ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của mình, chúc các bạn có một ngày mới vui vẻ.
Có những giáo viên chọn một số học sinh “tin cậy” giao cho quyền kiểm soát các em khác, kiểu “công an”, “dân phòng” bằng cách theo dõi ghi sổ hay quát mắng các bạn một cách hống hách… Chỉ theo dõi, ghi chép hành vi bên ngoài của trẻ để đánh giá đạo đức, nhân cách thì gần giống với dạy thú làm xiếc… Có giáo viên còn bí mật chọn mấy học sinh vào diện “tay sai đắc lực” làm “đặc tình” cho mình, theo “nghiệp vụ công an”. Các em này chuyên theo dõi các bạn và… Read more »