Khoa học

Chân kính đồng hồ là gì? Có bao nhiêu loại Chân kính?

Chân kính đồng hồ là một phần không thể thiếu của bộ chuyển động cấu thành nên chiếc đồng hồ, đây là bộ phận có chức năng chính làm tăng độ bền cho đồng hồ.

Chân kính đồng hồ là gì?

Chân kính đồng hồ là gì? Tại sao trong đồng hồ lại có chân kính? 

Chân kính đồng hồ xuất hiện vào thế kỷ thứ 18, nó còn có có một cái tên gọi khác là Jewel. Bộ phận này được xem là khá quan trọng đối với bộ máy đồng hồ. 

Chân kính đồng hồ còn được gọi với một cái tên khác đó là Jewel
Chân kính đồng hồ còn được gọi với một cái tên khác đó là Jewel 

Bạn có biết chân kính đồng hồ được làm từ chất liệu gì hay không? Khi được hỏi chân kính đồng hồ là gì, chắc chắn rằng nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là một giá đỡ bằng kim loại hay gì đó phía bên trong bộ máy đồng hồ đúng không nào. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không phải, chân kính được làm từ nguyên liệu chính đó là: Ngọc, đá,… đó là lý do vì sao nó còn có tên gọi khác là Jewel.

Bạn có biết Chân kính đồng hồ xuất hiện để làm gì hay không? Người ta tạo ra nó và xem nó như một phần không thể thiếu trong bộ máy đồng hồ vì nhờ nó mà tuổi thọ của đồng hồ mới được tăng lên.

Công dụng của Chân kính đồng hồ

Nhiều người nghĩ rằng nó được làm bằng đá, ngọc thì chắc là để tăng tính thẩm mỹ cho bộ máy đồng hồ. Đây không phải là một suy nghĩ sai lệch, nhưng công dụng chính của Chân kính đồng hồ lại không chỉ dừng ở đó.

Việc thiết kế ra Chân kính là nhằm khai thác hết những công dụng của nó như:

  • Hạn chế tối đa sự ma sát giữa các chuyển động nhằm tăng độ chính xác cho bộ máy.
  • Chính sự làm giảm ma sát mà nó giúp tăng tuổi thọ cho các bộ phận bên trong bộ máy bị lực tác động.
  • Chân kính đồng hồ có tác dụng chống sốc để tăng độ bền cho các chân kính khác.
  • Góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ cho bộ máy của đồng hồ.
Chân kính đồng hồ còn có tác dụng giúp tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho mộ máy của đồng hồ
Chân kính có tác dụng giúp tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho mộ máy của đồng hồ

Có tất cả bao nhiêu loại Chân kính đồng hồ?

Để làm ra Chân kính đồng hồ, nguyên liệu như ngọc, đá quý phải trải qua quá trình: Tiện, cắt, gọt, đánh bóng, khoan lỗ, khoét phần trũng…

Tuy nhiên các loại Chân kính vẫn được chia như sau:

  • Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm

Jewel của loại này có hình tròn, hơi dẹt và ở giữa có khoan 1 lỗ nhỏ. Loại này đa phần dùng dể gắn vào trục bánh răng xoay với vận tốc nhỏ.

  • Chân kính tròn không có lỗ xuyên tâm

Loại này còn gọi là Chân kính mũ,hình dáng của nó tròn, dẹt và ở giữa không có khoan lỗ xuyên tâm hoặc không có lỗ. Chân kính này đòi hỏi cao về sai số vì nó dùng để gắn vào 2 đầu của trục quay.

  • Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật

Loại Chân kính này có hình viên gạch và gắn vào những điểm bị tác động hay va đập nằm theo chiều ngang.

  • Chân kính dạng con lăn

Loại Jewel này có hình trụ, duy nhất chỉ gắn trên bánh lắc ngay điểm bị tác động va đập kiểu trượt.

  • Chân kính bảo vệ sốc

Loại Chân kính này không có hình dạng cụ thể, nó được dùng để ngăn chặn không cho các chân kính cần bảo vệ bị vỡ trong khi đồng hồ bị chấn độ mạnh.

Chân kính càng “khủng” Đồng hồ càng giá trị?

Nhằm tránh việc lạm dụng chân kính có kích thước lớn vào những mục đích không liên quan đến các hoạt động bên trong bộ máy đồng hồ. Một tổ chức đã nghiêm cấm các thương hiệu sản xuất, quảng cáo chân kính đồng hồ có tính năng riêng.

Chân kính càng “khủng” Đồng hồ càng giá trị?
Chân kính càng “khủng” Đồng hồ càng giá trị?

Tuy nhiên để phục vụ mục đích cá nhân, vẫn có nhiều trường hợp số chân kính được tăng lên đáng kể. Việc gia tăng số lượng Chân kính không chứng minh được nhiều về giá trị hay tăng độ bền, độ chính xác cho đồng hồ. Chính vì thế, bạn không cần lựa đồng hồ có dư quá nhiều chân kính, vì nó chẳng mang đến lợi ích gì mà lại tiêu tốn nhiều chi phí mua hơn đấy.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc giải thích Chân kính đồng hồ là gì. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan đến món vật dụng quen thuộc mà mình vẫn mang bên cạnh. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

Đánh giá

Nhận thông báo
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button