Đời sống

Lễ đính hôn là gì? Sự khác nhau của Lễ đính hôn và Ăn hỏi

Đính hôn là một nghi thức mà bất cứ cặp đôi nào trước khi về chung 1 nhà cũng cần tổ chức. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết Lễ đính hôn là gì vẫn nhầm tưởng với lễ cưới. Hôm hay, VN24h.info sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm này và giúp bạn có thể nhận biết rõ sự khác nhau của Lễ đính hôn và Lễ Ăn hỏi trong đời sống người Việt. Nếu bạn đang quan tâm đến nghi thức này của người Việt Nam thì đừng vội bỏ qua bài viết sau nhé.

Lễ đính hôn là gì?
Lễ đính hôn là nghi thức truyền thống trong phong tục cưới của người Việt

Lễ đính hôn là gì?

Lễ đính hôn được tổ chức để thông báo chính thức về một mối nhân duyên, là nghi thức hứa gả cưới giữa 2 bên gia đình với nhau. Đây chính là lời giao ước, là nền móng cho cuộc hôn nhân của 2 bạn trẻ sau này. Trong Lễ đính hôn có nhiều nghi thức truyền thống và có những yêu cầu khác nhau.

Trong phong tục cưới truyền thống của người Việt Nam không thể thiếu Lễ đính hôn. Mặc dù Lễ đính hôn cũng mang ý nghĩa tương đồng với Ăn hỏi, nhưng ở 2 miền Nam và Bắc sẽ có sự khác nhau về nghi thức truyền thống này. Người miền Nam gọi nghi thức hẹn ước giữa 2 bên gia đình là Lễ đính hôn, còn người miền Bắc gọi là Lễ ăn hỏi.

Lễ đính hôn là cách gọi của người miền Nam, người miền Bắc gọi là Ăn hỏi
Lễ đính hôn là cách gọi của người miền Nam, người miền Bắc gọi là Ăn hỏi

Sự khác nhau của Lễ đính hôn và Lễ Ăn hỏi

Ý nghĩa của ngày lễ đính hôn và ăn hỏi là hoàn toàn giống nhau, đều là lời thông báo về hạnh phúc của đôi lứa, tuy nhiên cách tổ chức và phong tục theo từng vùng miền lại có đôi chút khác nhau:

  • Lễ đính hôn của người miền Nam

+ Lễ đính hôn của người miền Nam mang phong cách phương Tây hiện đại nhiều hơn.

+ Sau bữa tiệc đính hôn thì các cặp đôi, khách mời còn có nhiều hoạt động vui vẻ tiếp theo.

+ Lễ đính hôn của người miền Nam thường cách xa so với ngày cưới.

+ Lễ đính hôn sẽ diễn ra ở nhà gái để bà con, hàng xóm biết rằng cô gái ấy được hứa hẹn cưới hẳn hoi.

+ Lễ đính hôn của người miền Nam cũng có nhiều phần, mở đầu sẽ là tiếp đón quan khách, sau đó là một vài nghi thức đơn giản, xin phép và ra mặt 2 bên gia đình để hợp thức mối quan hệ của cặp đôi chính.

+ Về lễ vật Lễ đính hôn thì nhà trai cũng sẽ chuẩn bị đầy đủ các mâm tráp với những món lễ vật tỉ mỉ bên trong.

+ Trong Lễ đính hôn của người niềm Nam cũng thường có phần chú rể trao nhẫn cầu hôn, nhẫn cầu hôn cho cô dâu trước sự chứng kiến của mọi người.

+ Về trang phục trong Lễ đính hôn, cô dâu và chú rể sẽ mặc đồ truyền thống trong phần nghi thức. Còm lúc ăn tiệc thì có thể mặc đồ như mình muốn.

Lễ đính hôn là gì đến đây bạn gần như bạn đã hiểu rõ. Nhưng đối với người miền Bắc, Lễ đính hôn (Ăn hỏi) sẽ có phần hơi khác biệt.

Lễ đính hôn của người miền Nam ưa chuộng trang trí không gian theo phong cách phương Tây
Lễ đính hôn của người miền Nam ưa chuộng trang trí không gian theo phong cách phương Tây
  • Ăn hỏi của người miền Bắc

+ Các gia đình miền Bắc vẫn giữ nguyên phong cách trang trí không gian ngày Ăn hỏi mang phong cách truyền thống.

+ Người miền Bắc chọn tổ chức lễ Ăn hỏi gần sát ngày cưới, cách lễ đón dâu khoảng 1 tháng, thậm chí là 1 tuần.

+ Lễ Ăn hỏi cũng diễn ra tại nhà cô dâu.

+ Người miền Bắc rất coi trọng nghi thức truyền thống nên Lễ ăn hỏi diễn ra rất trang nghiêm, mâm cúng với nhiều món truyền thống trang trọng.

+ Trong lễ vật của nhà trai mang tới, các mâm tráp không thể thiếu bánh cốm, bánh đậu xanh.

+ Các gia đình miền bắc thường không chuộng việc trang trí Lễ ăn hỏi theo hình thức phương Tây.

+ Về trang phục thì cô dâu sẽ mặc áo dài, chú rể mặc Vest lịch lãm.

Người miền Bắc chú trọng vào nét truyền thống trong Lễ ăn hỏi
Người miền Bắc chú trọng vào nét truyền thống trong Lễ ăn hỏi

Những nghi thức không thể thiếu trong Lễ đính hôn (Ăn hỏi)

  • Màn chào hỏi và trao lễ vật giữa 2 phía gia đình:
  • Quy trình cuộc nói chuyện trong lễ ăn hỏi

+ Mời nước, giới thiệu về các vai vế xuất hiện trong 2 bên gia đình trong ngày hôm nay.

+ Cô dâu ra mắt 2 gia đình.

+ Thắp hương trên bàn thờ của nhà gái.

+ 2 gia đình bàn bạc về lễ cưới.

  • Nhà gái lại quả (mâm tráp) cho nhà trai.
  • Bữa tiệc nhỏ giữa 2 bên gia đình.

Bài viết trên là những thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm lễ đính hôn là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng qua chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Đánh giá

Nhận thông báo
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button