Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ
Việt Nam chúng ta là một đất nước có nhiều ngày lễ tết lớn liên quan trực tiếp đến nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên cạnh tết Nguyên Đán, chúng ta còn có cả Tết Đoan Ngọ, Tết Trung thu…Bạn có biết Tết Đoan Ngọ là gì hay không? Nguồn gốc và ý nghĩa của tết Đoan Ngọ bắt đầu từ đâu? Để tìm hiểu rõ hơn những thông tin về ngày tết đặc biệt này, bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của VN24h.info nhé.

Tóm tắt nội dung
Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, ngày tết là vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Tết Đoan Ngọ là một ngày tết truyền thống của Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan…
Đối với người Phương Đông, Tết Đoan Ngọ đã trở thành một ngày lễ trong văn hóa dân gian. Bạn có thể hiểu:
- Đoan: Nghĩa ở đây là mở đầu, bắt đầu
- Ngọ: Đây là khoảng thời gian từ 11h sáng đến khoảng 13h chiều
Tết Đoan Ngọ được ăn vào buổi trưa, vì Đoan Ngọ là khoảng thời gian mà mặt trời ngắn nhất. Riêng người Việt Nam chúng ta còn gọi Tết Đoan Ngọ là ngày Tết giết sâu bọ. Ngày này, người Việt Nam sẽ phát động bắt và tiêu diệt các loài côn trùng, sinh vật làm hại đến cây trồng.
Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ đâu?
Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc từ đâu? Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ hai truyền thuyết xa xưa trong đời sống của người Trung Quốc và Việt Nam.
Truyền thuyết Khuất Nguyên của Trung Quốc
Tại Trung Quốc vào cuối thời Chiến Quốc có vị đại thần ở nước Sở tên là Khuất Nguyên. Ông không những là nhà văn hóa nổi tiếng mà còn là vị trung thần của nước Sở. Khuất Nguyên không thể can ngăn vua Hoài Vương và bị gian thần bày mưu hãm hại. Ông đã uất ức và tự gieo mình xuống dòng sông Mịch La vào đúng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Người dân Trung Quốc muốn bày tỏ lòng thương tiếc đối với người đại thần trung nghĩa nên cứ vào ngày 5 tháng 5 âm lịch lại làm bánh và dùng chỉ ngũ sắc quấn bên ngoài và ném bánh xuống giữa sông. Đồng thời, người dân còn bỏ gạo vào ống tre thả xuống sông để cúng đại thần Khuất Nguyên.
Bên Trung Quốc còn có các truyền thuyết khác về ngày Tết Đoan Ngọ như: Ngày Tết này bắt nguồn từ Hạ Trí vào thời cổ. Một số người dân nơi đây lại quan niệm rằng Tết Đoan Ngọ chính là bày tỏ sự tôn sùng vật tổ của người dân sinh sống trong vùng sông Trường Giang.
Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam
Theo Wiki, truyền thuyết kể lại rằng vào một ngày sau vụ mùa, mọi người nông dân đều vui mừng vì vụ năm nay trúng lớn. Tuy nhiên sâu bọ năm ấy lại rủ nhau kéo đến ăn mất thực phẩm, trái cây đã thu hoạch. Mọi người nông dân đều lo lắng, đau đầu vì không biết làm sao để tiêu diệt nạn sâu bọ đang hoành hành. Bỗng có 1 ông lão tên Đôi Truân xuất hiện, ông chỉ cho mỗi nhà nông dân làm một bàn cúng bao gồm: Trái cây, bánh tro và sau đó ra phía trước nhà vận động chân tay như tập thể thao.

Những nông dân làm theo thì chỉ sau 1 lúc, sâu bọ đã đã rơi hết xuống rất, rũ rượi và không còn phá hoại trái cây, thực phẩm được nữa. ông Đôi Truân cũng căn dặn rằng sâu bọ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch rất hung hăng nên muốn bảo vệ trái cây, thực phẩm, mùa màng thì năm nào cũng lập bàn cúng vào ngày này là được.
Sau khi căn dặn nông dân xong, họ chưa kịp cảm ơn thì ông đã biến mất. Người dân trong vùng muốn tưởng nhớ và cảm tạ ông nên đã gọi mùng 5 tháng 5 âm lịch là Tết Đoan Ngọ hay Tết giết sâu bọ, họ sẽ lập bàn cúng vào giữa giờ Ngọ.
Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc của ngày lễ đã được giải thích ở phía bên trên. Tuy nhiên ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ thì không phải ai cũng biết.
Tại Việt Nam chúng ta, Tết Đoan Ngọ được người dân “Việt hóa” thành ngày Tết giết sâu bọ theo truyền thuyết xa xưa. Người Việt Nam dựa theo truyền thuyết Đôi Truân xưa, dùng ngày lễ này để thực hiện nhiều phong tục trừ và phòng tránh bệnh cho mùa màng.
Đối với một số dân tộc, làng quê tại Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ lớn, ngày sum vầy ấm áp và có nhiều tục lệ quen thuộc gắn bó sâu sắ với người dân. Sau khi cúng lễ vào giữa giờ Ngọ, cả gia đình cùng quây quần bên nhau để ăn bánh tro, trái cây chua, rượu nếp…để xua đuổi bệnh tật, diệt trừ “sâu bọ”.

Đúng vào giờ Ngọ trong ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (12h trưa), nhiều người dân tại các vùng thôn quê sẽ cùng nhau đi hái lá. Vì họ quan niệm rằng hái lá vào thời khắc này sẽ có tác dụng xua đuổi bệnh tật, nhất là những căn bệnh ngoài da, cảm mạo, bệnh đường ruột. Một số vùng quê vào ngày Tết giết sâu bọ còn có các tục như: Tục khảo cây để lấy quả, tục treo ngải cứu trừ tà ma, tục nhuộm móng tay và móng chân…
ở mỗi vùng miền sẽ có nhiều điểm khác biệt trong cách lập bàn cúng và những tục lệ truyền thống. Tuy nhiên ý nghĩa chung của Tết Đoan Ngọ mà người Việt Nam chúng ta tưởng nhớ đó là: Mừng Tết giữa năm, đầu tiên là để nhớ về tổ tiên, tiếp theo là cầu mong, phòng tránh và chữa được bệnh tật, cầu bình an và sức khỏe.

Tết Đoan Ngọ từ lâu đã trở thành tín ngưỡng của cộng đồng, một ngày lễ truyền thống mang đậm nét văn hóa của người Việt.
Vừa rồi là những thông tin về Tết Đoan Ngọ là gì mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về ngày lễ ý nghĩa của dân tộc Việt Nam. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết.