Thất bại là gì? Tại sao chúng ta phải biết chấp nhận thất bại
Thất bại và thành công là những kết quả luôn song hành với mỗi người trong cuộc sống. Nhiều người nhận định rằng “Thất bại là mẹ thành công”. Vậy thất bại là gì? Tại sao chúng ta phải biết chấp nhận thất bại? Ngay bây giờ bạn hãy cùng VN24h.info tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Thất bại là gì?
Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng đặt ra những mục tiêu, dự định cho những việc làm mà bản thân mong muốn phải đạt được hay hoàn thành nó như cách mà mình mong muốn. Thất bại là gì? Thất bại chính là bạn không thể nào hoàn thành được những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Thất bại chỉ thật sự xảy ra khi bạn buông xuôi tất cả. Nếu bạn luôn tiếp tục cố gắng, sẽ có thể thay đổi kết quả. Vấn đề vẫn chính là thời gian, sức lực và sự quyết tâm của chính bản thân mỗi người.

Thất bại là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất, thất bại chính là sự buông xuôi, không còn quyết tâm do bản thân mỗi người cho phép mọi thứ dừng lại.
Tại sao lại gặp thất bại?
Đối với mỗi người, thất bại là gì? Nó có thật sự kinh khủng đến mức khiến người ta cảm thấy tuyệt vọng, bế tắc hay không?
Thất bại có thể thay đổi cả cuộc đời, thất bại có thể hạ gục mọi thứ, thất bại sẽ làm bạn mất hết tất cả.
Tuy nhiên, cuộc đời của mỗi người chính là một hành trình khám phá, chinh phục dài đằng đẵng. Còn rất nhiều việc bạn chưa thể làm được như mình muốn, như mọi người xung quanh hi vọng. Không lẽ, tất cả những điều đó đều biến bạn thành một kẻ thất bại?
Điều đó chưa hoàn toàn đúng, vì trải qua những chuyện mà mình chưa làm được, bạn vẫn chỉ xem là chưa phải lúc, cơ hội chưa tới và mới chỉ là một vài lần “nháp”. Vậy tại sao bạn lại cho những việc khác mình không làm được chính là thất bại? Có lẽ nào, nguyên nhân của thất bại là do chính bạn, chỉ khi bạn cho phép mình dừng lại thì thất bại mới xảy ra.

Một nguyên nhân nữa khiến bạn thất bại đó là “ỷ lại”. Bạn luôn nghĩ rằng khi mình không làm, cũng sẽ có người khác làm. Khi mình không làm được, sẽ có người khác làm được. Để rồi khi nhận kết quả, bạn cũng sẽ thừa nhận rằng “tôi từng làm”. Nhưng tất cả “cái từng làm” của bạn gói gọn trong khâu: Chuẩn bị – xuất phát – bỏ cuộc. Vậy đích đến của bạn là đâu, chính là không có, vì nó đã bị chính sự thất bại “đè bẹp”, thất bại đó do bạn tự tạo ra, do bạn tự ý dừng lại cuộc đua.
Nguyên nhân thứ 3 khiến bạn thất bại đó là không tự tin. Bạn cũng sẽ có hoài bão, ước mơ và mong muốn làm được nó. Nhưng bạn sẽ lại thấy những tấm gương tài giỏi, mạnh về kinh tế, tư duy sáng tạo còn chưa thể thành công, thì mình lấy gì mà đòi thành công. Từ khi bạn suy nghĩ như thế, bạn đã giam mình trong căn phòng kín có tên “thất bại”. Đúng!, ai trong chúng ta cũng từng là một bản thể, nhưng không phải chúng ta là bản sao của nhau. Người ta không làm được, bạn cũng không làm được, thật vô lý.
Bàn luận về thất bại
Đã từng có câu nói như thế này: “Ta hãy học cách đi của dòng sông, nhìn thấy núi đi đường vòng”; “ Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”.
Muốn thành công, bạn đừng ngại thử sức mình với những điều mới mẻ. Mặc dù con đường chưa ai đi sẽ rất rậm rạp, không có nổi một con đường. Nhưng chính bạn bước đi mà nó tạo thành đường mòn, chính đôi chân của bạn sẽ đạp ràp cỏ dại, chính bạn sẽ là người tìm ra lối đi mới. Điểm đến có thể sẽ là ngọt ngào, hạnh phúc, cũng có thể là bạn sẽ phải tự xây dựng từ những nền móng đầu tiên. Nhưng, không ai có thể phủ nhận chính bạn đã tìm ra lối đi đến thành công đó.
Cũng giống như việc không có chìa khóa vào cửa, không thể đi qua dòng sông. Bạn sẽ không cần đứng ở ngoài đợi người mở cửa, dù đó là nhà của chính mình hay vòng về vì dòng sông quá rộng. Điều bạn cần làm chính là tìm cách vô nhà bằng cửa sổ, leo tường…hay đi đường vòng để qua sông. Mặc dù lối đi sẽ khó, sẽ vất vả hơn, nhưng cuối cùng, mục đích của bạn vẫn sẽ đạt được.

Những ví dụ trên cho chúng ta thấy, cười hạnh phúc khi trải qua đau đớn còn hơn dừng lại ở mức an toàn nhưng tâm hồn luôn nặng nề, chán nản và không bao giờ tha thứ cho bản thân mình, cứ sống với sự dằn vặt đó.
Tại sao chúng ta phải biết chấp nhận thất bại
Thất bại không phải để chúng ta bỏ cuộc, sợ sệt thu mình vào một góc. Chính thất bại là tấm gương giúp bạn nhìn thấy những điểm hạn chế của chính mình. Việc thừa nhận thất bại giúp bạn rút ra những nghiệm để hoàn thành mục tiêu tốt hơn trong lần tiếp theo.
Biết chấp nhận thất bại cũng là lúc chúng ta nhận thấy mình cần trưởng thành hơn nữa. Cứ mỗi lần đứng dậy, chúng ta sẽ lại thêm cẩn thận để không bị quật ngã lần nào nữa.
Khi chấp nhận thất bại, có cố gắng bạn cũng không thay đổi được thế giới, vì không có chúng ta, trái đất vẫn xoay. Cái mà bạn cần thay đổi chính là bản thân mình. Bạn không phải “trung tâm của vũ trụ” nên không phải trong bất cứ điều gì cũng hoàn hảo và thành công. Biết chấp nhận thất bại cũng là để phát triển những điểm mạnh của mình và biến nó trở nên thành công rực rỡ hơn.
Biết chấp nhận thất bại giúp bạn lạc quan hơn, vui vẻ đón nhận những cơ hội tiếp theo. Thất bại không có gì xấu hổ, vì không phải mỗi bản thân bạn từng gặp thất bại.

Trên đây là những thông tin về thất bại là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ hiểu rõ hơn và chấp nhận thất bại để thành công. Xin cảm ơn.