Vô Ngã là gì? Tinh thần “vô ngã” trong Đạo Phật
Nếu là một “người con” của Đức Phật, chắc chắn bạn đã từng nghe qua hai từ “vô ngã”. Tuy nhiên, để hiểu được vô ngã là gì thì không phải ai cũng rõ. Đặc biệt, khi được hỏi về tinh thần “vô ngã” trong đạo Phật thì mọi người còn rất lãnh đạm, thờ ơ. Có thể áp dụng tinh thần “vô ngã” trong cuộc sống hàng ngày hay không? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, VN24h.info mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Vô ngã là gì?
Mình tin rằng đề tài Vô ngã đã được rất nhiều tác giả viết trước đây, thậm chí đã có nhiều khóa giảng dạy Phật Pháp bàn luận về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có nhiều người còn mông lung khi nói về Vô ngã.

Vậy, Vô ngã là gì? Bạn có thể hiểu: “vô” – tức là hư vô, là không; “ngã” tức là bản thân mình, là cái tôi. Vậy bạn đã ngầm hiểu Vô ngã là gì hay chưa? Vô ngã chính là “không còn cái tôi” hay “cái tôi là điều không có thực”.
“Chấp ngã” là gì? Nếu như Vô ngã là không có cái tôi thì Chấp ngã chính là ‘có cái tôi”. Trong đời sống thường ngày, Vô ngã và Chấp ngã chi phối mọi hành động, lời nói của con người.
Tinh thần “vô ngã” trong Đạo Phật đem đến những gì?
Nhiều người nhận định rằng: Tinh thần Vô ngã trong đạo Phật là Kim chỉ nam để chúng ta có cuộc sống đàng hàng tốt hơn.
Tinh thần Vô ngã trong đạo Phật giúp con người biết cách cư xử hài hòa với nhau, cho dù mình đang đứng ở vị trí nào thì cũng biết cách cư xử hài hòa với người khác. Tinh thần Vô ngã không chỉ thể hiện qua suy nghĩ, mà cần bộc lộ bằng chính lời nói và hành động của mình.
Biểu hiện của tinh thần Vô ngã
Tinh thần Vô Ngã tức là biết tôn trọng, lắng nghe và trưng cầu ý kiến từ người khác. Người có tinh thần này sẽ không tự quyết định hành động của mình trong một tập thể, họ không cho rằng minh có thẩm quyền hoàn toàn, luôn đón nhận những ý kiến từ mọi người.

Người có tinh thần vô ngã không tự kiêu, ngạo mạn, đặt cái tôi của mình lên cao. Đặc biệt, họ sống có nhân cách, không nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ, mình không thật sự am hiểu về mọi điều trên thế giới. Đặc biệt, tinh thần Vô ngã còn khiến họ không cho phép bản thân mình tự bước đi theo phương cách cá nhân.
Sự chủ quan, tự cho mình là đúng, chính là sự trái ngược với tinh thần Vô ngã trong Phật giáo. Đồng thời, người thiếu tinh thần Vô ngã thường “chấp mê bất ngộ”, luôn cố gắng làm mọi điều mà mình muốn mặc dù biết kết quả không hề tốt, cho dù có thể gây tổn hại đến người khác.
Rèn luyện tinh thần Vô ngã trong Phật giáo
Vô ngã là gì? Tại sao cần rèn luyện tinh thần Vô ngã. Rèn luyện tinh thần Vô ngã là cách giúp mỗi người tự hoàn thiện chính mình, loại bỏ tham sân si, làm mới bản thân và xây dựng hình tượng tốt đối với xã hội.
Để rèn luyện tinh thần Vô ngã, bạn cần:
Thay đổi quan điểm
+ Ngừng só sánh: Cho dù bạn so sánh tích cực hay tiêu cực đều khiến trong lòng bạn cảm thấy không thoải mái. Bạn có thể ngừng so sánh khi học được cách trân trọng, luôn nhắc nhở bản thân rằng không có gì là hoàn hảo tuyệt dối.
+ Thay đổi hướng nhìn nhận sự thất bại: Người thiếu đi sự Vô ngã sẽ nghĩ rằng việc thất bại chính là nỗi đau tận cùng mà mình gánh chịu. Khi thay đổi cách nhìn nhận sự thất bạn sẽ giúp bạn có hướng đi để hoàn thiện và có cơ hội thành công.
+ Thay đổi tư tưởng về thành công: Tinh thần Vô ngã còn thể hiện ở việc bạn cảm nhận như thế nào về sự thành công. Nếu bạn tự tin đến mức cao ngạo về những thành công mà mình đạt được thì tinh thần Vô ngã cùng dần biến mất, điều đó sẽ khiến bạn không thể tìm thấy sự thành công lớn hơn ở tương lai.
+ Loại bỏ sự kỳ vọng: Cái “tôi” của bạn sẽ hình thành là lớn lên khi bạn kỳ vọng ở bản thân hay người khác quá nhiều. Chỉ khi bạn loại bỏ được kỳ vọng, tinh thần Vô ngã mới xuất hiện và giúp bạn có cái nhìn nhận mới mẻ hơn về bản thân và mọi vật.

Thay đổi sự tương tác
+ Học cách thỏa hiệp: Bạn cần kiểm soát tinh thần Vô ngã của mình, loại bỏ cái “tôi” bằng cách thỏa hiệp. Cho dù trong cuộc sống, các mối quan hệ hay trong công việc, sự thảo hiệp luôn giúp bạn tương tác hiệu quả hơn.
+ Luôn chào đón sự khác biệt trong quan điểm: Khi có ý kiến mẫu thuẫn với ý kiến của bản thân đôi khi sẽ khiến bạn buồn bực, khó chịu, đó chính là Chấp ngã. Nếu như mọi người đều đồng ý với ý kiến của bạn thì có thể mọi việc sẽ suôn sẻ, sẽ làm bạn thích thú nhưng nó chưa hoàn toàn tốt. Bạn cần phải trong tinh thần chào đón sự khác biệt về quan điểm để nhìn nhận, bổ sung cho quan điểm của chính mình. Khi bạn biết chào đón một quan điểm mới, tức là bạn đã từ bỏ được cái “tôi”.
+ Quan tâm đến người khác: Thiếu tinh thần Vô ngã thể hiện ở việc bạn quan tâm quá nhiều về bản thân, cho rằng mình là số 1. Thể hiện sự quan tâm chân thành đến người khác là cách giúp bạn hình thành tinh thần Vô ngã ở bản thân.
Vô ngã là gì chúng ta đã biết, tinh thần Vô ngã cũng đã trở nên rõ ràng hơn sau khi đọc bài viết trên. Hy vọng với những gì VN24h.info chia sẻ, bạn sẽ hiểu thêm về tinh thần đáng quý này. Xin cảm ơn.