Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
Có thể bạn chưa biết

Tác hại của facebook đối với sinh viên – học sinh như thế nào?

Tác hại của facebook đối với sinh viên – học sinh như thế nào còn tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi cá nhân. Mạng xã hội Facebook cũng như các mạng xã hội khác mang lại cho người sử dụng những lợi ích và tác hại nhất định. Nếu biết vận dụng và sử dụng đúng cách, Facebook sẽ giúp con người, vạn vật trên thế giới có thể kết nối với nhau. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng cách sẽ mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tác hại của facebook đối với sinh viên – học sinh như thế nào còn tùy thuộc vào cách sử dụng nó trong cuộc sống của mỗi cá nhân.

Tác hại của facebook đối với sinh viên - học sinh như thế nào?
Tác hại của facebook đối với sinh viên – học sinh như thế nào?

Hãy sử dụng Facebook đúng cách, đừng để nó khiến bạn sống ảo trong thế giới thực tại. Đặc biệt là các bạn sinh viên – học sinh, đừng nghiện và đừng sống ảo trên Facebook quá đà. 10 tác hại của facebook đối với sinh viên – học sinh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải.

Facebook làm bạn xa rời cuộc sống thật

Sử dụng mạng xã hội Facebook đúng cách giúp bạn kết nối với gia đình, người thân, bạn bè. Tuy nhiên, việc lạm dụng Facebook, suốt ngày dán mặt vào chiếc smartphone sẽ khiến bạn chìm đắm trong “thế giới ảo”, giảm sự giao tiếp ở cuộc sống thật với người xung quanh. Dẫn đến sự rạn nứt của các mối quan hệ xã hội, chẳng còn ai muốn gặp và nói chuyện với bạn ngoài đời thật nữa.

Facebook có thể khiến bạn cảm thấy bị bỏ rơi

Những người bạn trên Facebook có thể ngồi “nghe” bạn tâm sự, tham thở hàng tiếng đồng hồ, có thể LIKE – SHARE tất cả các status mà bạn đăng tải. Tuy nhiên, họ có thể cùng bạn ăn trưa, đi uống cafe, chia sẻ những niềm vui, hạnh phúc, nỗi buồn trong cuộc sống thật hay không?

Nếu không, bạn sẽ rất dễ cảm thấy bị bỏ rơi khi những người bạn trên Facebook không thể bên cạnh bạn lúc bạn cần họ nhất. Bạn sẽ thực sự rất cô đơn trong tình cảnh này.

Khiến bạn quên mất mục tiêu cá nhân đích thực

Bạn suốt ngày cắm đầu vào smartphone hay laptop chỉ để “hóng hớt” trên Facebook, bạn mất quá nhiều thời gian, sự quan tâm cho cuộc sống ảo. Điều này sẽ khiến bạn quên mất những mục tiêu thực sự của cuộc sống. Bạn có thể nhanh chóng mất đi ý chí hay động lực để phấn đấu cho cuộc sống hiện tại. Bạn có thể trở thành một “anh hùng bàn phím” nhưng sự thực ngoài đời bạn chẳng có gì cả.

Tác hại của facebook có thể khiến bạn bị trầm cảm

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, tiếp xúc với facebook càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm càng cao, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh – sinh viên. Đặc biệt, đối với những người có tiền sử về bệnh trầm cảm, nếu nghiện Facebook sẽ khiến bệnh tái phát và ngày càng xấu đi.

Mất quá nhiều thời gian vào Facebook sẽ khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật tiêu cực và bị quan.

Facebook có thể là nguồn gốc lây lan bạo lực học đường

Cụm từ “anh hùng bàn phím” từ nhiều năm nay đã không còn quá xa lạ đối với giới trẻ. Việc ganh đua nhau số LIKE – SHARE trên Facebook nhiều khi đã đem lại những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều trường hợp, chỉ vì những phát ngôn “đá đểu” hay động chạm đến một ai đó mà những vụ ẩu đả đáng tiếc đã xảy ra. Đặc biệt, hiện nay những vụ đánh nhau của học sinh – sinh viên vì cãi nhau trên Facebook ngày càng tăng.

Đố kị – Hay so sánh bản thân với người khác

Đố kị là tác hại của facebook đối với sinh viên – học sinh khi thường xuyên có nhiều bạn thích khoe khoang, thích sống ảo trên Facebook. Thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến tinh thần của bạn.

Hãy dừng sự đố kị, so sánh bản thân với người khác và nhớ rằng ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình.

Thị lực giảm sút một cách nghiêm trọng

Tác hại của Facebook đối với thị lực là quá rõ ràng. Việc bạn dành nhiều thời gian dán mắt vào màn hình smartphone hay laptop sẽ khiến thị lực của bạn giảm sút một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu nhất là nhiều bạn sử dụng điện thoại vào ban đêm, khi đèn trong phòng đã được tắt hết. Điều ảnh hưởng rất xấu đến thị lực của bạn và nguy cơ rất cao khả năng dẫn tới mù lòa.

Facebook khiến bạn thường xuyên mất ngủ – Ngủ không ngon giấc

Đã có những nghiên cứu khoa học chứng minh ánh sáng của màn hình phát ra khi bạn sử dụng điện thoại nhiều sẽ làm cho não bị đánh lừa là chưa tới giờ ngủ. Vì vậy, nó sẽ khiến bạn cảm thấy khó ngủ hoặc mất ngủ, ngủ không ngon giấc khi sử dụng điện thoại nhiều trên giường. Tốt nhất, nên để các thiết bị điện tử xa khu vực ngủ của bạn để bảo đảm sức khỏe mình được tốt nhất.

Facebook khiến bạn mất đi sự tập trung cho cuộc sống

Bạn cứ mải mê, nôn nao chờ ai đó đăng gì lên Facebook, hay luôn thấp thỏm chờ đợi xem ảnh của bình đã có bao nhiêu người like rồi. Đây là tác hại của facebook rất nguy hiểm đối với sinh viên – học sinh. Nó khiến bạn mất tập trung trong cuộc sống cũng như học tập và rồi bạn chẳng làm được việc gì ngoài đời cả.

Bạn đăng nhiều hình ảnh, status lên mạng xã hội và chìm đắm khi phải bắt kịp theo xu thế của mọi người, nó sẽ kéo bạn lún ngày càng sâu vào cuộc sống ảo đến mức không thể tự vực dậy được.

Cuối cùng, bạn rất dễ bị ảnh hưởng từ những thông tin tiêu cực

Giới trẻ hiện nay ngày càng trở nên bạo lực và manh động hơn chỉ vì những câu thách thức nhau trên Facebook. Không những vậy, có quá nhiều thông tin tiêu cực, không đúng sự thật được chia sẻ trên Facebook làm ảnh hưởng đến tâm lý người đọc.

Đôi khi trên Facebook có những hiệu ứng số đông, tuy câu chuyện, hành động không đúng mực, nhưng nếu được quá nhiều người ủng hộ khiến tâm lý của bạn dễ dị dao động và hùa theo, dù biết như vậy là không đúng.

Tóm lại, Facebook hay bất kỳ mạng xã hội nào khác cũng luôn chứa đựng hai mặt tốt và xấu. Thông tin cần được sàng lọc, hãy biết những gì mình cần học hỏi và những gì mình cần phải tránh xa. Tác hại của facebook đối với sinh viên – học sinh luôn hiển hiện trong cuộc sống hàng ngày, hãy sáng suốt và tỉnh táo để sử dụng Facebook thông minh, mang đến những thành công cho cuộc sống các bạn nhé.

5/5 - (2 bình chọn)

Nhận thông báo
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button