Khoa học

Bệnh Whitmore là gì? Sự nguy hiểm của “vi khuẩn ăn thịt người”

Hiện nay, có một căn bệnh đang gây xôn xao cộng đồng trong thời gian vừa qua. Theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đã có hơn 20 bệnh nhân đang điều trị bệnh Whitmore. Căn bệnh Whitmore sau khi mất hút vài thập kỷ đã quay trở lại đe dọa tính mạng người dân và có nguy cơ bùng phát thành dịch tại Việt Nam. Vậy bệnh Whitmore là gì? VN24h.info sẽ giải đáp ngay sau đây.

Bệnh Whitmore là gì? Sự nguy hiểm của bệnh

Melioidosis (hay còn gọi là bệnh whitmore) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Whitmore có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, tiến triển nhanh và có thể cướp đi mạng sống chỉ sau 48 giờ nhập viện. Tỉ lệ tử vong khi nhiễm bệnh rất cao, từ 40 đến 100% tùy thuộc từng vùng.

Theo TS. Trịnh Thành Trung – Trưởng nhóm nghiên cứu vi khuẩn và Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học, Viện Vi Sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQGHN chia sẻ, căn bệnh Whitmore gây ra do vi khuẩn Whitmore. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây lan và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Với tính chất ăn mòn cơ thể, bệnh nhân sẽ bị lở loét phần thịt bên ngoài cơ thể. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh Whitmore là gì?
Bệnh Whitmore do một loại khuẩn cùng tên gây ra

Vi khuẩn Whitmore thường sống ở những nơi ẩm ướt và chúng có khả năng thích nghi cao, cùng sức đề kháng tốt. Nếu như mắc phải bệnh Whitmore, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Người già, trẻ em và những người nghiện rượu, ma túy hay mắc bệnh tiểu đường chính là nhóm đối tượng dễ bị khuẩn Whitmore xâm nhập nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Whitmore

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết người bệnh bị nhiễm khuẩn Whitmore.

Đa phần bệnh nhân mắc phải Whitmore sẽ bị sốt, đau cơ khớp, co giật và sụt cân. Một số người có thể bị đau đầu, tức ngực.

Người bệnh sẽ gặp nhiều dấu hiện như sốt cao, đau nhức cơ thể
Người bệnh sẽ gặp nhiều dấu hiện như sốt cao, đau nhức cơ thể

Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 9 ngày và chậm nhất là 21 ngày. Các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 2 sau khi bị nhiễm khuẩn.

Người mắc phải bệnh Whitmore sẽ gặp các tình trạng:

Nhiễm trùng cục bộ: Khi bị khuẩn Whitmore tấn công, trên da sẽ bị nhiễm trùng và xuất hiện các vết sưng đau, lở loét kèm theo sốt.

Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn Whitmore có thể xâm nhập vào máu khiến cho bệnh nhân khó chịu, nhức đầu và sốt. Đồng thời, người bệnh có thể đau bụng, đau các khớp và mất phương hướng.

Nhiễm trùng lây lan: Bệnh nhân mắc phải Whitmore sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ vì vi khuẩn có thể lây lan từ lớp da qua máu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch, não và nội tạng.

Nhiễm trùng phổi: Phổi là bộ phận mà khuẩn Whitmore tấn công phổ biến nhất, chúng tạo thành một khoang mủ khiến cho người bệnh bị viêm phế quản và viêm phổi. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị sốt, nhức đầu và khó thở. Họ có thể thường xuyên đau ngực và đau nhức cơ.

Cách điều trị bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore cực kỳ nguy hiểm. Nếu như không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị nhiễm trùng huyết dẫn tới tử vong. Số người thiệt mạng do căn bệnh này gây ra lên tới 40%.

Nên cho bệnh nhân bị Whitemore xét nghiệm khi có dấu hiệu bệnh
Nên cho bệnh nhân Whitmore xét nghiệm khi có dấu hiệu bệnh

Để điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị 2 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Sử dụng kháng sinh liều cao triệt tiêu vi khuẩn trong 10 – 14 ngày.
  • Giai đoạn 2: Cho người bệnh dùng kháng sinh đường dùng trong 3 – 6 tháng sau đó.

2 loại kháng sinh được sử dụng trong giai đoạn 1 là Meropenem và Ceftazidime, liều dùng khoảng 6 – 8h/liều.

Vi khuẩn Whitmore là căn bệnh rất nguy hiểm và có huy cơ bùng phát tại môi trường ẩm gió mùa của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay chưa có loại vaccine đặc trị nào để phòng bệnh.

Tại sao gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”?

Bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da trầy xước là chính. Vi khuẩn từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hay áp xe hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị gọi là ” vi khuẩn ăn thịt người”

Chính vì vậy, người dân phải thật sự thận trọng mỗi khi bị trầy xước da. Nếu bị thương cần rửa sạch với nước sát trùng và băng bó cẩn thận. Tránh xa những nơi có nguy cơ mắc bệnh. Nếu như phát hiện các dấu hiệu bệnh như sốt cao, mệt mỏi, lở loét da cần đưa đến cơ sở y tế để xét nghiệm, điều trị sớm.

Nếu bị lở loét, trầy xước cần rửa sạch với nước sát trùng
Nếu bị lở loét, trầy xước cần rửa sạch với nước sát trùng

Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh Whitmore. Hy vọng sau khi xem qua bài viết này, bạn đã biết được bệnh Whitmore là gì cũng như biết được các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về tính khoa học của bệnh Whitmore (Melioidosis) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên tại đây. Cám ơn các bạn đã quan tâm bài viết.

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận thông báo
Thông báo của
guest
0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Yêu thích nhát
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button