Đèn LED là gì? Nguyên lý hoạt động của đèn LED siêu sáng
Ánh sáng nhân tạo từ đèn LED hiện nay không những mang lại tiện ích, ứng dụng nhiều trong cuộc sống, đèn LED còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều công trình nghệ thuật của những nhà kiến trúc nổi tiếng. Đèn LED là gì? Nguyên lý hoạt động của đèn LED siêu sáng như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về dòng thiết bị này, VN24h mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Đèn LED là gì?
Để hiểu được khái niệm đèn Led là gì, đầu tiên bạn cần hiểu LED là viết tắt của 1 cụm từ tiếng Anh “Light Emitting Diode” , dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “đi-ot phát quang”.
Các đi-ot này nằm trong một con chip bán dẫn, khi phần điện tử trong con chip hoạt động nhờ nguồn điện chạy qua sẽ lấp đầy vào chỗ trống để tạo ra các bức xạ ánh sáng. Do đèn LED có cấu tạo từ các chất bán dẫn khác nhau nên bước sóng ánh sáng cũng có sự riêng biệt. Vì thế, chúng ta mới nhìn thấy đèn LED phát ra những ánh sáng đơn sắc với nhiều màu khác nhau.

Cấu tạo của đèn LED siêu sáng
Các thiết bị công nghệ đều có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau, kể cả đèn LED siêu sáng cũng vậy.
Đèn LED là gì chúng ta đã biết, vậy bạn có biết đèn LED siêu sáng là gì không? Thực chất, đèn LED siêu sáng là một loại đèn có ánh sáng mạnh hơn so với những loại đèn khác mà thôi.
Tuy nhiên, không giống với những loại đèn bình thường, đèn LED siêu sáng mang trong mình cấu tạo phức tạp hơn. Điểm đặc biệt là cấu tạo bên trong đèn LED phức tạo nhưng trang thiết bị để tạo thành thì lại khá đơn giản, thân thiện với môi trường hơn đèn huỳnh quang và an toàn cho người sử dụng. Cấu tạo của đèn LED siêu sáng gồm:
Mạch in
Khi muốn bóng đèn LED có độ bền chiếu sáng tối đa thì trong thiết bị không thể thiếu mạch in. Vì thế, trong khi lắp ráp các chi tiết của đèn LED siêu sáng, mạch in rất được chú trọng. Đa số mạch in trong bóng đèn LED siêu sáng đều có cấu tạo từ gốm, nhôm để đèn có công suất hoạt động trung bình và tản nhiệt nhanh hơn.

Chip LED (trái tim của bóng đèn LED siêu sáng)
Khi muốn bóng đèn LED chiếu sáng thì bắt buộc con chip LED phải hoạt động. bên trong chip LED có một con chip bán dẫn được pha thêm các tạp chất để tạo thành tiếp giáp P-N (kênh P chứa lỗ trống, kênh N chứa điện tử). Sau đó bắt đầu haotj động dòng điền từ P sang N và được điện tử lấp đầy vào chỗ trống để sản xinh ra luồng bức xạ ánh sáng. Tùy vào cấu tạo của các chất bán dẫn mà bóng đèn LED sẽ phát ra ánh sáng có màu khác nhau.
Cáp nguồn cung cấp điện
Ở bóng đèn LED, thông thường bộ cáp nguồn sẽ nối với dòng điện cung cấp sẽ được tuyển chọn từ chất liệu cao cấp nhất. Đèn LED chiếu sáng của tuổi thọ cao hơn so với các loại đèn khác, vì thế nếu bóng còn khả năng chiếu sáng nhưng dây nguồn lại gặp sự cố thì việc sửa chữa sẽ gặp nhiều khó khăn. Dây nguồn của đèn LED luôn phải đảm bảo ổn định nguồn điện áp và tuổi thọ của dây nguồn phải tương đương với đèn.
Tản nhiệt cho đèn LED
Việc cấu tạo của đèn LED siêu sáng có thêm bộ tản nhiệt là để đưa phần tinh thể có khả năng phát sáng xuống nhiệt độ thấp nhất.Mục đích chính là để khi đèn LED hoạt động với công suất lớn sẽ không làm hiệu suất phát sáng giảm đi, tuổi thọ đèn được kéo dài hơn.
Lớp vỏ bảo vệ của bóng đèn LED
Khi muốn bóng đèn LED hoạt động ở trạng thái tốt nhất thì phần vỏ bảo vệ đóng vai trò rất quan trọng. Phần vỏ của bóng đèn LED phải được cấu tạo chắc chắn bằng những lợi hợp kim chuyên dụng hoặc nhựa cao cấp. Riêng phần vỏ của đèn LED siêu sáng ngoài trời thì cần được trang bị thêm công nghệ chống nước, chống bám bụi, giảm lực tác động từ các yếu tố bên ngoài, khả năng tản nhiệt tốt…

Lớp vỏ bảo vệ còn có vai trò làm bộ mắt của bóng đèn LED. Vì thế, người dùng cỏ thể lựa chọn kiểu dáng, màu sắc tùy theo mục đích sử dụng và sở thích.
Nguyên lý hoạt động của đèn LED siêu sáng
Đèn LED là gì, cấu tạo như thế nào chúng ta đã biết. Vậy tại sao bạn không thử tìm hiểu đôi nét về nguyên lý hoạt động của đèn LED siêu sáng nhỉ?
Bóng đèn LED siêu sáng có cấu tạo 1 cực dương và 1 cực âm có ngăn cách bởi 1 khối bán dẫn ngay trung tâm. Phần khối bán dẫn này được ghép nối ở 2 loại tiếp giáp P-N. Khi bóng đèn LED có dòng điện tác động vào ngay biên giới giữa 2 bên mặt tiếp giáp P-N, những điện tử bị lỗ trống thu hút sẽ tiến gần lại nhau. Khi đó, chúng sẽ có xu hướng kết hợp lại với nhau để tạo ra nguyên tử trung hòa. Quá trình kết hợp diễn ra sẽ giải phóng 1 nguồn năng lượng dưới dạng bức xạ ánh sáng thông qua các lớp bảo vệ hay định hướng của bề mặt đèn mà chiếu sáng ra bên ngoài.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đèn LED là gì cùng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ hiểu thêm về thiết bị chiếu sáng ứng dụng công nghệ hiện đại rất hữu ích trong đời sống hàng ngày. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.