Đời sống

Tâm lý là gì? Các trường phái của Tâm lý học

Chúng ta đã từng nghe nói nhiều về tâm lý, nhưng tâm lý là gì thì chắc hẳn có nhiều người chưa hiểu rõ. Bạn có biết tâm lý xuất phát từ đâu và bao gồm những trường phái nào hay không? Để có thêm những thông tin liên quan để giải đáp câu hỏi này, VN24h.info mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tâm lý là gì?

Tâm lý là gì? Tại sao lại gọi là tâm lý? Theo như các nghiên cứu cơ bản, tâm lý chính là tất cả những hiện tượng về tinh thần diễn biến bên trong tâm trí (đầu óc) của con người. Tâm lý gắn kết một cách mật thiết và là yếu tố quan trọng để điều khiển mọi hành vi, hoạt động của con người trong đời sống.

Tâm lý là gì? Các trường phái của Tâm lý học
Tâm lý chính là tất cả những hiện tượng về tinh thần diễn biến bên trong tâm trí

Theo những thông tin chúng ta vừa tìm hiểu về tâm lý là gì. Bạn cũng có thể ngầm hiểu ra ngành tâm lý học là gì đúng không nào. Tâm lý học là một chuyên ngành nghiên cứu về tinh thần, tư tưởng và hoạt động của con người. Hay nói cách khác, ngành tâm lý học chính là nghiên cứu về những cảm xúc, ý chí và hành động của con người.

Các trường phái của Tâm lý học

Tâm lý học là cách gọi chung cho các vấn đề nghiên cứu về tư tưởng, ý chí và hành động của con người. Bản chất của ngành tâm lý học chia thành nhiều trường phái khác nhau, mỗi một trường phái sẽ nghiên cứu tập trung vào một vấn đề nhất định liên quan đến tâm lý.

  • Tâm lý học hành vi

Tâm lý học hành vi được nghiên cứu để khẳng định rằng: Các phản ứng của con người do tác động, kích thích từ bên ngoài môi trường là cái để con người tạo nên hành vi. Những người nghiên cứu ra tâm lý học hành vi cho rằng tâm lý học không giảng giải, mô tả ý thức, họ chỉ tập trung nghiên cứu hành vi của cơ thể con người và động vật.

Tâm lý học hành vi cho rằng mọi hoạt động của con người đều do kích thích từ bên ngoài môi trường
Tâm lý học hành vi cho rằng mọi hoạt động của con người đều do kích thích từ bên ngoài môi trường

Tuy nhiên thuyết tâm lý học hành vi đa gây ra nhiều tranh cãi vì những người đánh gái chỉ ra được tính máy móc, không chủ thể bên trong. Sau này cũng có nhiều nghiên cứu bổ sung vào học thuyết hành vi nhưng nó vẫn bị đánh giá là máy móc, cứng nhắc.

  • Tâm lý học cấu trúc

Theo như trường phái của tâm lý học cấu trúc thì tâm lý của con người có nhiệm vụ chính là nghiên cứu sự việc, sự vật một cách tổng quan. Những nghiên cứu của họ chỉ tập trung vào quy luật về sự ổn định, trọn vẹn của tri giác, tư duy.

  • Học thuyết phân tâm học

Nội dung chính trong trường phái học thuyết phân tâm học chính là tập hợp hết tất cả phương pháp, lý thuyết về tâm lý học để tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người.

Tâm lý học theo học thuyết phân tâm chia tâm lý con người thành 3 nhóm
Tâm lý học theo học thuyết phân tâm chia tâm lý con người thành 3 nhóm

Trong học thuyết phân chia rõ ràng con người thành 3 nhóm: ID, Ego và Super Ego:

+ ID: Là các bản năng vô thức về ăn uống, tình dục, tự vệ…quyết định tới toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi con người được nhận biết gián tiếp qua giấc mơ.

+ Ego: Đây là cái mà con người khi sinh ra không có sẵn, nó hình thành từ những tương tác bên ngoài nhờ cơ chế phòng vệ. hay nói cách khác, Ego chính là vỏ bọc bên ngoài của ID.

+ Super Ego: Đây có thể coi là cái lý tưởng siêu phàm mà con người khó có thể chạmtới, nó luôn nằm trong danh mục “mong muốn” khiến con người nảy sinh ra những xung đột về tâm lý.

  • Tâm lý học nhân văn

Tâm lý học nhân văn nghiên cứu ra nhu cầu của con người bao gồm 5 mức độ từ thấp đến cao. Những nhu cầu đó bao gồm: Nhu cầu về sinh lý cơ bản của con người, nhu cầu an toàn, nhu cầu về các mối quan hệ xã hội, nhu cầu được tôn trọng và kính nể, nhu cầu thành công.

Khi nhu cầu của con người ở những thứ bậc thấp thì về cơ bản, nhu cầu của họ giống với các loài vật. Khi các thứ bậc nhu cầu của con người tăng cao thì nó thể hiện đặc trưng của một con người. Các nhu cầu trong tâm lý nhân văn của con người sẽ được sắp xếp theo đúng thứ tự từ thấp đến cao. Khi nhu cầu thấp đã được thỏa mãn thì những nhu cầu cao hơn của con người mới xuất hiện. Học thuyết nhân văn cũng cho rằng, bản chất của con người xuất phát điểm ban đầu bao giờ cũng là lương thiện.

Tâm lý học nhân văn chỉ ra rằng tâm lý của con người hình thành những nhu cầu sống từ thấp đến cao
Tâm lý học nhân văn chỉ ra rằng tâm lý của con người hình thành những nhu cầu sống từ thấp đến cao
  • Học thuyết phát triển nhận thức

Theo những nghiên cứu của trường phái này thì tâm lý học phản ánh những hiện thực ở não người. Tam lý có cơ sở rõ ràng, được hình thành khi giao tiếp, xuất phát các hành động và các mối quan hệ xã hội của con người.

Trong trường phái nghiên cứu tâm lý học này, người ta đã tìm ra được nhận thwusc của con người trong các mối quan hệ. Nhờ học thuyết mà tư duy, trí nhớ, ngôn ngữ được phát hiện.

  • Thuyết hoạt động

Tâm lý là gì? Có liên quan gì đến thuyết hoạt động trong tâm lý học?

Trong học thuyết này, họ chỉ ra rằng tâm lý là sự phản ánh thế giới vào não, tâm lý của con người mang tính chủ thể. Tâm lý sẽ được hình thành và phát triển trong các hoạt động, giao tiếp và những mối quan hệ xã hội. Tâm lý của con người mang tính chất của xã hội, là sản phẩm của quá trình hoạt động và giao tiếp.

Tâm lý theo học thuyết hoạt động tin rằng do giao tiếp, hoạt động mà hình thành nên tâm lý
Tâm lý theo học thuyết hoạt động tin rằng do giao tiếp, hoạt động mà hình thành nên tâm lý

Tâm lý học mang đến ý nghĩa gì?

Tâm lý là gì thì chúng ta cũng đã phần nào hiểu được. Vậy bạn có biết tâm lý mang đến ý nghĩa gì cho con người hay không?

Tâm lý có ảnh hưởng đến các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Ngoài ra, tâm lý còn chứng tỏ được mình qua những mối quan hệ xã hội giữa người với người.

Trên đây là những thông tin về tâm lý là gì cùng những trường phái của tâm lý học mà VN24h.info muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về vấn đề này.

Đánh giá

Nhận thông báo
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button