Đời sống

Vô thường là gì? Nguyên lý vô thường của Vạn Pháp

Trong cuộc sống hằng ngày, rất có thể bạn đã từng nghe thấy người khác sử dụng từ “vô thường”. Vô thường có thể được mọi người hiểu với nghĩa là “thay đổi”, “không chắc chắn”. Tuy nhiên, chỉ đơn giản như vậy thì chưa đủ để bạn thực sự hiểu vô thường là gì? Nguyên lý vô thường của Vạn Pháp là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về khái niệm này, VN24h.info mời bạn xem qua bài viết sau để giải đáp thắc mắc này nhé.

Vô thường là gì? Nguyên lý vô thường của Vạn Pháp
Vô thường là gì? Nguyên lý vô thường của Vạn Pháp

Vô thường là gì?

Theo Phật giáo, Vô thường được hiểu theo nghĩa đen là sự thay đổi, không có sự vật nào chịu ở yên trong một trạng thái nhất định mà luôn biến đổi hình dạng, rồi từ từ tan rã.

Phật giáo còn gọi đó là: SanhTrụDịTiệt. Tất cả sự vật đều được tạo ra trong điều kiện tốt, sau đó chuyển dần sang xấu xí và cuối dùng dẫn đến sự tan rã. Tất cả mọi vật trong vũ trụ dù là lớn hay nhỏ đều phải tuân theo các giai đoạn này.

Nguyên lý vô thường của Phật giáo

Cách thể hiện của vô thường

Có nhiều cách trình bày chính xác về nguyên lý vô thường. Chúng ta có thể lấy một ví dụ để minh họa nguyên lý vô thường. Ảnh hưởng của thời gian được so sánh với bánh xe đang chạy, với một bọt nước, một khe suối luôn chảy, một dương âm điện và một tiếng chuông đồng hồ. Trong lúc ngồi thiền, chúng ta có thể xác nhận chân lý vô thường khi tư duy và cảm nhận không giống nhau, thay vào đó, luôn nằm trong một dòng chảy.

Nếu phân tích kỹ hơn thì vô thường thường được xem như là một sự vât tồn tại dựa trên cơ sở lệ thuộc vào một cái nào đó, phát sinh thành cái nào đó và được chuyển biến thành một cái nào đó. Không một sự vật nào có thể tồn tại ở một trạng thái mãi mãi.

Ý nghĩa quan trọng của vô thường được chính xác hơn nếu chúng ta nhớ đến lời cuối của kinh Phật: “Họa diệt là bản chất của chữ lành, hãy cố gắng hết lòng”.

Cách thể hiện của vô thường là sự chuyển biến của vạn vật
Cách thể hiện của vô thường là sự chuyển biến của vạn vật

Giá trị của tri kiến vô thường

Là sự đánh tan tất cả những thành kiến, vì mỗi cấu trúc của hệ thống siêu nhiên tất nhiên phải lập cơ sở trên một kiến giải trường tồn nào đó, một khái niệm hoặc một nhân tố trường tồn nào đó bên trong chính nó. Do đó, thừa nhận nguyên lý vô thường chống lại khuynh hướng kiến lập các kết cấu gán vào hiện vật.

Luật vô thường trong vũ trụ

Nguyên lý vô thường có cùng nguồn gốc của Heraclitus, nghĩa là mọi vật trên nhân loại đều thay đổi trong trạng thái tương xứng. Theo Phật giáo, không có sự vật nào tồn tại mà chỉ có xứng hợp duy nhất, mỗi trạng thái riêng biệt của sự vật, chúng không xảy ra cùng một lúc mà sinh diệt tương tục. Ngoài ra, trong mỗi cá nhân đều không có sự tương phản về mối liên quan vạn vật, các yếu tố tạo thành nó là sự thay đổi hằng ngày và không bao giờ giống nhau, vì 2 sự vật lại tiếp tục diệt nhau. Các yếu tố được sắp xếp tương xứng nghĩa là khác biệt tương xứng, tương xứng mà khác biệt có thể xảy ra mà không có lìa xa, sự hủy diệt, đều mà không thể tránh được.

Nguyên nhân dẫn đến Vô thường

Theo các nhà nghiên cứu triết học về đạo Phật cho rằng: Luật vô thường đều có liên quan đến luật nhân quả, chúng không bao giờ tách rời nhau được. Vì không có sự vật nào có thể tồn tại mà không do những nguyên nhân khác hợp lại thành.

Vạn Pháp vô thường là gì?
Vạn Pháp vô thường là gì?

Nguyên lý Vô thường của Vạn Pháp

“Vạn pháp” theo từ điển có nghĩa là “chỉ mọi sự vật ở đời”. Ông cha ta ngày xưa có câu: “Nhân vô thập toàn”, nghĩa là con người trên thế giới này không ai là hoàn hảo cả, ai cũng có khuyết điểm của mình. Đức phật khuyên chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực tế để thấy rằng không chỉ sự hoàn hảo của con người là tương đối. Tất cả tất cả mọi vật đều là tương đối và giả tạm, không có một sự vật nào tồn tại vĩnh viễn theo thời gian.

Sở dĩ đức Phật dạy rằng tất cả các hiện tượng đều tương đối và giả đạm, và không tồn tại vĩnh hằng với thời gian, là vì chúng luôn hiện hữu trong mối quan hệ duyên sinh tương tác với các hiện tượng khác. Không một sư vật nào tự sinh rồi tự tồn tại mà không có sự liên quan với vô số những hiện tượng khác. Đó là sự thật mà chúng ta chỉ có thể nhận ra và chấp nhận chứ không bao giờ có thể thay đổi được.

Trong thế giới vật chất, muốn cho một hạt giống nảy mầm cần phải có đủ điều kiện của nó như ánh nắng, đất ẩm, hơi đất… thiếu một trong các điều kiện của nó cũng không làm hạt giống nảy mầm được. Trong thế giới tinh thần, những cảm xúc yêu, thương, giận, hờn, gét… cũng không thể tự nó phát ra mà phải do nhiều yếu tố ngoại duyên cũng như nội tại. Nếu một trong các yếu tố đó thay đổi thì cảm xúc của chúng ta cũng sẽ thay đổi, có khi sẽ không khởi sinh.

Hiểu đúng về những điều này không có nghĩa là chúng ta bi quan, mà là một cách nhận thức sáng suốt và đúng đắn. Khi chúng ta nhận thức đúng, thì chúng ta mới có thái độ và cách ứng sử sao cho đúng. Do đó, sẽ không khó chịu hoặc ít nhận cũng kìm nén được cảm xúc theo ý mình để không diễn ra sự việc như ta không mong muốn.

Vô thường là gì? Nguyên lý vô thường của Vạn Pháp
Vô thường là gì? Nguyên lý vô thường của Vạn Pháp

Thực tế, những điều kiện tốt đẹp cúng như thuận lợi cũng sẽ không thể gắn bó lâu dài với chúng ta, cho dù chúng ta có muốn đi chẳng nữa. Điều kiện sống xung quanh ta liên tục thay đổi, dẫn đến con người cũng thay đổi, môi trường thay đổi và những điều thay đổi mà chúng ta không hề mong muốn. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng quy luật vận hành của thực tại, ta sẽ dễ dàng chấp nhận nó thay vì tức giận, bực tức…

Đối với những sự vật hiện hữu mà ta có được, thì sự tồn tại của chúng lại càng dễ nhận ra. Cho dù ta có nâng niu, trân quý đến mức nào đi chẳng nữa thì ta có thể mất chúng bất cứ lúc nào. Một chiếc nhẫn mà ta rất thích, trân quý có thể rơi lúc nào không hay và không thể tìm lại được hay một cái vòng cẩm thạch mà ta yêu quý, nâng niu có thể vỡ bất cứ lúc nào khi chẳng may ta sơ ý… mọt sự vật có thể rời bỏ ta mà không báo trước, nhưng có một sự thật là chúng đều tuân theo nguyên lý chung: Không có sự vật nào tồn tại mãi với thời gian.

Qua bài viết, hy vọng có thể giúp bạn phần nào giải đáp được thắc mắc vô thường là gì và nguyên lý vô thường của Vạn Pháp. Giúp bạn phần nào giảm bớt đau khổ, lấy lại niềm vui trong cuộc sống. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết sau.

Đánh giá

Nhận thông báo
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button