Đời sống

Niết bàn là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Niết bàn trong Phật Giáo

Đối với những người học Phật, các khái niệm cơ bản trong Phật Giáo đối với họ không có gì xa lạ. Tuy nhiên, khi được hỏi về Niết bàn là gì? Niết bàn là như thế nào? sẽ lôi cuốn nhiều người với những quan điểm khác nhau. Hôm nay, VN24h.info sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về Niết bàn cùng nguồn gốc và ý nghĩa của khái niệm này.

Niết bàn là gì?
Niết bàn là điều mà người học Phật mong muốn và tìm kiếm

Niết bàn là gì?

Niết bàn là gì luôn là vấn đề về quan điểm được nhiều người học Phật quan tâm. Bạn có thể hiểu đơn giản Niết bàn chính là khái niệm triết lý độc đáo về sự giải thoát của Phật giáo.

Niết bàn là một trạng thái về tâm linh thể hiện sự thanh thản, lối thoát khỏi những đau khổ của cuộc đời. Niết bàn có thể đạt được khi đang còn sống hoặc khi đã rời khỏi thế giới.

Niết bàn là gì trong Phật giáo? Trong Phật giáo có nhiều quan niệm về niết bàn khác nhau:

  • Phật giáo Tiểu thừa quan niệm Niết bàn là sự cô đơn, an lạc và từ bỏ mọi thú vui nơi thế trần.
  • Phật Giáo Đại Thừa lại đưa ra quan điểm rõ ràng Niết bàn là nhân bản, xuất hiện khi sinh ra và tồn tại trong mọi buồn vui, khổ đau của nhân thế.

Nói một cách chung quy lại, Niết Bàn chính là một trạng thái lý tưởng nhất, là nơi linh hồn được giải phóng hoàn toàn khỏi sự luân hồi, sự chết và tái sinh. Niết bàn cũng có nghĩa là “dập tắt” những đau khổ, sân si, tham ái và dục vọng vô minh. Niết bàn chính là sự dập tắt, gỡ bỏ mọi ràng buộc mà chúng ta đang gánh chịu.

Niết bàn là sự gỡ bỏ mọi ràng buộc của mỗi người
Niết bàn là sự gỡ bỏ mọi ràng buộc của mỗi người

Nguồn gốc của Niết bàn

Người theo văn hóa phương Tây cho rằng Niết bàn của Phật giáo giống như Thiên đàng của đạo Công giáo.

Nguồn gốc của Niết bàn gắn liền với Phật giáo dù từ ban đầu, Niết bàn là một phong trào của đạo Hindu – Ấn Độ.

Niết bàn xuất phát từ người sau này trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thuyết, Ngài được sinh ra trong gia đình giàu có, cuộc sống thơ ấu hạnh phúc, đầy đủ và sung sướng. Khi đã là một thanh niên, ông bắt đầu ngẫm lại cuộc sống sang trọng hiện tại để tìm thấy giá trị thiêng liêng nhưng cuối cùng, ông đã chọn từ bỏ tình cảm, gia đình và gia sản của mình. Con đường ông chọn chính là tìm ra bản chất thực sự của cuộc sống. Từ đó, ông trở thành một nhà tu khổ hạnh, lang thang và dành toàn bộ thời gian mình có để thiền định.

Niết bàn là trạng thái mà sau khi tu hành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tìm thấy dưới gốc cây Bồ Đề
Niết bàn là trạng thái mà sau khi tu hành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tìm thấy dưới gốc cây Bồ Đề

Ông luôn ấp ủ hy vọng tìm thấy sự Giác ngộ khi đã tách rời mình hoàn toàn khỏi thế giới. Theo thời gian tu hành khổ hạnh và thiền định, đã có lúc khiến ông gần như chết đói. Tuy nhiên ông nhận thấy nếu tiếp tục đi theo con đường này, mình sẽ chết trước khi kịp nhận thấy bản chất, giá trị thiêng liêng đang tìm kiếm.

Cuối cùng, ông chọn đi theo con đường Trung đạo, tức là dung hòa giữa cuộc sống giàu có và nghèo khó, cuộc sống giữa chiều chuộng và đày đọa thân xác.

Sau một thời gian dài khai sáng, ông đã tìm thấy giác ngộ và thành Phật dưới gốc cây Bồ đề. Sau khi Ngài qua đời được 45 năm, Ngài đã đến Niết bàn, nhập vào trạng thái Niết bàn và hoàn thành Niết bàn của chính mình.

Ý nghĩa của Niết Bàn là gì?

Niết bàn là gì? Ý nghĩa của Niết bàn là như thế nào? Niết bàn chính là nơi nghỉ ngơi cuối cùng cho tất cả mọi người. Ý nghĩa của Niết bàn chính là tìm hiểu giá trị và bản chất thực sự, loại bỏ những ảo tưởng. Niết bàn chính là trạng thái mà con người tìm thấy sự hòa hợp, hoàn thành sự bình tĩnh.

Ý nghĩa cuối cùng của Niết bàn chính là sự bình tĩnh hoàn toàn trong tâm trí
Ý nghĩa cuối cùng của Niết bàn chính là sự bình tĩnh hoàn toàn trong tâm trí

Ý nghĩa của Niết bàn cũng là giúp con người có thể chuyển đổi mọi trở ngại, mâu thuẫn sang sự bình tĩnh. Ý nghĩa cuối cùng của Niết bàn chính sự tĩnh lặng hoàn toàn.

Trên đây là những thông tin về Niết bàn là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về quan điểm, nguồn gốc, ý nghĩa của Niết bàn trong Phật giáo. Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Đánh giá

Nhận thông báo
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button