Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe thấy từ “giác ngộ” ít nhất là một lần. Đối với các Phật tử, họ luôn nói rằng, Đức Phật đã giác ngộ hay nhiều nhà tu đã tìm kiếm được sự “giác ngộ”. Nhưng bạn có biết giác ngộ là gì hay không? Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo có giống với “giác ngộ” gắn với kiến thức và tri thức trong văn hóa phương Tây hay không? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, VN24h.info mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Giác ngộ là gì?
Có thể nói, giác ngộ chính là khi tri thức, trí tuệ đã đạt trạng thái hoàn hảo và được kết hợp, bao bọc bởi một tình thương vô biên.
Tuy nhiên giác ngộ về trạng thái tri thức, kiến thức trong trường hợp này không phải hoàn toàn là sự tích góp dữ liệu, kinh nghiệm hay kho tàng khổng lồ về thế giới, nhân loại. Cho dù lượng kiến thức tích lũy được có thể dùng để mô tả những chi tiết nhỏ nhất một cách hoàn hảo, chính xác tuyệt đối về thế giới hiện tượng thì cũng không được gọi là giác ngộ.
Giác ngộ thật sự chính là sự hiểu biết cả hai khía cạnh đó là:
- Sự tồn tại theo phương thức tương đối, tức là cách mọi thứ xuất hiện với mỗi người chúng ta.
- Chế độ của sự tồn tại cuối cùng, hay còn gọi là bản chất thực sự của những hiện diện xuất hiện với chúng ta.
Hay nói cách khác, giác ngộ là sự hoàn hảo tuyệt đối cả về tâm trí và nhận thức thế giới bên ngoài. Giác ngộ chính là “chìa khóa” cho cánh cửa của sự đau khổ và thiếu hiểu biết.
Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo
Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo được nhiều người quan tâm. Giác Ngộ trong Phật Giáo cũng có nhiều ý nghĩa như:
Ý nghĩa giác ngộ trong Phật Giáo Nguyên Thủy
Đối với Phật Giáo Nguyên Thủy, Bồ đề được dịch là “ giác ngộ” hay “thức tỉnh”.
Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo Nguyên Thủy chính là một cuộc sống thánh thiện đã được hoàn thành. Người đã thực hiện được những gì mình cần thực hiện, cuộc sống cũng chấm dứt, không còn tồn tại trên thế giới này nữa.

Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo Đại Thừa
Trong Phật Giáo Đại Thừa, giác ngộ liên quan mật thiết đến sự hoàn thiện về trí tuệ. Phật Giáo Đại Thừa cũng nói rằng, mỗi chúng ta đều có sự hoàn thiện và giác ngộ trong sâu thẳm tâm hồn của chính mình. Tuy nhiên, chúng ta không thể tự hiểu và biết mình theo cách này, mà chính những ảo tưởng về cuộc sống, những gì đã xuất hiện khiến con người cảm thấy mình chỉ có giới hạn, không đầy đủ và cũng không hoàn hảo.
Phật Giáo Đại Thừa dạy rằng, trước khi con người giác ngộ thì tầm nhìn của họ về thế giới còn thông qua lăng kính “mơ màng”. Sau khi giác ngộ, con người có thể nhìn thấu rõ bản chất thật sự của thế giới.
Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo Kim Cương Thừa
Giác ngộ là gì? Trong Phật Giáo Kim Cương Thừa hiểu ý nghĩa của giác ngộ như thế nào?
Tuy rằng Phật Giáo Kim Cương Thừa chỉ là một phần nhỏ của Phật Giáo Đại Thừa nhưng ý nghĩa giác ngộ lại có nhiều khác biệt.
Giác ngộ đối với Phật Giáo Kim Cương Thừa chính có thể đến cùng một lúc trong giai đoạn biến đổi. Có thể nói, giác ngộ gắn liền với đam mê, niềm tin và những khó khăn trong cuộc sống. Giác ngộ tức là nhìn nhận rõ những vấn đề đó chứ không hẳn là để nói đến những trở ngại để vượt qua. Chính vì thế, giác ngộ có thể chỉ xảy ra tại một khoảnh khắc ngắn ngủi duy nhất, ít nhất trong cuộc đời mỗi người.
Để tìm thấy sự giác ngộ thì con người cần có niềm tin vào Phật tánh vốn có trong chính tâm hồn của mình. Giác ngộ là bản chất tồn tại trong chính con người bẩm sinh và đơn giản là chúng ta cần biết và nhận ra nó càng sớm càng tốt.

Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với đạo sĩ Brahmàyu:
“Những gì cần biết rõ, Ta đã biết rõ.
Những gì cần từ bỏ, Ta đã từ bỏ.
Những gì cần tu tập. Ta đã tu tập.
Do vậy, này Vị đạo sĩ, Ta là Phật”. (Theo Wiki)
Kết luận
Nhiều nhận định cho rằng: Cố gắng tìm lời giải thích về ý nghĩa của giác ngộ thật sự không mang đến hiệu quả gì.
Giác ngộ cần trải qua những kinh nghiệm một cách trực tiếp và một người bình thường không thể nào dễ dàng suy đoán về giác ngộ. Giống như việc bắt chước suy nghĩ, lời nói, hành động của một vị giác ngộ nhưng không thực hiện hoàn thiện điều mà mình bắt chước để đạt được giác ngộ. Thì chẳng khác nào chính mình tự mở ra cánh cửa “nhạo báng” của những người hiểu biết về vấn đề để làm xấu bản thân.
Có thể nói, chỉnh những vị Bồ Tát mới là “tấm gương” tuyệt vời về giác ngộ. Các vị Bồ Tát đã dùng sự từ bi bao lao, hy sinh sự giải phóng của mình để giải phóng chúng sanh.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin quan trọng giúp các ban hiểu được giác ngộ là gì. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ hiểu thêm về giác ngộ và ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo. Xin cảm ơn!