Văn hóa là gì? Thế nào là chuẩn mực văn hóa theo Unesco?
Mỗi đất nước, quốc gia, hay vùng lãnh thổ sẽ có nền văn hóa, phong tục tập quán mang bản sắc riêng. Trong đó, có lẽ văn hóa là điều quan trọng nhất. Văn hóa là gì? Thế nào là chuẩn mực văn hóa theo Unesco? Nếu bạn đang quan tâm đến khái niệm này, VN24h.info sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết ngay sau đây.

Văn hóa là gì?
Theo Wikipedia, văn hóa là một khái niệm có nhiều cách hiểu, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của một cộng đồng. Chẳng hạn như văn hóa toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo bằng các hoạt động thực tiễn hay trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Văn hóa được chia làm 2 loại: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện qua các sản phẩm. Còn văn hóa tinh thần là tổng thể các lý luận và giá trị được con người sáng tạo trong các hoạt động, những tiêu chí, nguyên tắc chi phối các hoạt động ứng xử, kỹ năng của con người tích lũy theo từng giai đoạn lịch sử.
Ngoài cách giải nghĩa văn hóa là gì như trên, theo giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm giải thích ý nghĩa khái niệm văn hóa như sau. Văn hóa được hiểu theo 2 cách chính là nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, từ văn hóa được giới hạn theo chiều sâu là giá trị tinh hoa của nó qua nghệ thuật, nếp sống.
Còn theo chiều rộng, nó được dùng để chỉ giá trị trong từng lĩnh vực như giao tiếp, kinh doanh. Giới hạn theo không gian thì cụm từ này dùng để chỉ giá trị đặc thù của từng vùng như Bắc bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ… Giới hạn theo thời gian, văn hóa chỉ giá trị trong từng giai đoạn lịch sử như văn hóa Hòa Bình…

Văn hóa là gì theo nghĩa rộng được hiểu là bao gồm tất cả những gì con người làm ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết rằng: “Vì lẽ sinh tồn, loài người đã sáng tạo ra ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, cách sống… Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hóa“.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và đòi hỏi của sự sinh tồn. Định nghĩa về văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh giúp ta hiểu rõ hơn về khái niệm này. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người, trước hết là vì lẽ sinh tồn.
Nhưng sau một thời gian dài lặp đi lặp lại, những thói quen đó đã được chắt lọc thành chuẩn mực, tích lũy từ đời này qua đời khác. Cuối cùng thành một kho tàng quý giá của mỗi cộng đồng và góp lại thành di sản văn hóa.

Một định nghĩa khác về văn hóa, theo tổng giám đốc UNESCO giải thích như sau: “Đối với một số người, văn hóa chỉ là những kiệt tác trong lĩnh vực tư duy sáng tạo. Còn những người khác thì cụm từ này có nghĩa là sự khác biệt giữa các dân tộc, từ phong tục tập quán, lối sống và tín ngưỡng”.
Thế nào là chuẩn mực văn hóa theo Unesco?
UNESCO đã đưa ra định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng tể các hoạt động cũng như sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Trải qua các thể kỷ, những hoạt động đó đã tạo nên một giá trị truyền thống riêng – đó là yếu tố xác định các đặc tính của từng dân tộc.”
Định nghĩa này nhấn mạnh vào chuẩn mực văn hóa theo Unesco là sự sáng tạo của con người luôn gắn liền với quá trình lịch sử của mỗi dân tộc trong một thời gian dài. Điều này đã tạo nên những giá trị nhân văn chung, tính đặc thù của mỗi nơi và bản sắc riêng của dân tộc.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn đọc phần nào hiểu được khái niệm văn hóa là gì, cùng những chuẩn mực văn hóa theo Unesco. Qua đó, hy vọng bạn đã bổ sung thêm được nhiều thông tin hữu ích về khái niệm văn hóa, để phát huy sự sáng tạo của mình, góp phần xây dựng văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển hơn.