Đời sống

Thất tình là gì? Lục dục là gì? Khi thất tình nên làm gì?

Đối với nhiều người, đặc biệt là các Phật tử, “thất tình lục dục” không phải là một vấn đề xa lạ. Nhưng khi được hỏi chi tiết về thất tình là gì? Lục dục là gì? Thất tình lục dục là gì? thì không phải ai cũng rõ. Bạn có biết khi thất tình nên làm gì hay không? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, VN24h mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Thất tình không chỉ là sự chối từ tình cảm nam nữ
Thất tình không chỉ là sự chối từ tình cảm nam nữ

“Thất Tình Lục Dục” trong Phật giáo là gì?

  • Thất tình là gì?

Khái niệm về Thất tình trong Phật giáo là một trạng thái phản ứng tâm lý liên quan mật thiết đến tình cảm, cảm xúc trong đời sống của con người. Phản ứng của tâm lý sẽ tiếp xúc với các tác động và hình thành bảy hoạt động khác nhau biểu hiện rõ ràng trong cuộc sống của con người.

Thất tình trong Phật học là: Hỷ – mừng, Nộ – giận, Ai – buồn, Lạc – vui, Ái – thương, Ố – ghét, Dục – muốn.

Hỷ: chính là niềm vui, mừng rỡ thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười. Hỷ chính là trạng thái cảm xúc khi mình đạt được thành công hay điều gì đó khiến mình vừa ý.

Nộ: Là sự tức giận, bực bội khi mình gặp phải một vấn đề không vừa lòng trong công việc, cuộc sống. Đôi khi, sự tức giận còn do chính những lời xúc phạm khiến bạn bị tổn thương.

Ai: Là sự đau khổ, buồn rầu khi bạn mất đi một thứ gì đó. Trạng thái buồn rầu, đau khổ rất dễ nhận thấy từ những cử chỉ, thái độ bên ngoài.

Lạc: là biểu hiện của sự vui mừng nhưng nó có phần nhẹ nhàng và tế nhị hơn. Nếu Hỷ là sự vui mừng được bộc phát bất chợt trong thời gian ngắn thì Lạc chính là sự vui vẻ nhẹ nhàng nhưng kéo dài.

Ái: là biểu hiện của tình cảm thương mến mà mình dành cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

Ố: Là trạng thái ghét những sự vật, hiện tượng không làm mình vừa ý. Ố cũng là một phần tâm lý phát sinh từ sự tự ti, ganh tỵ.

Dục: Là sự thèm muốn, khát vọng về sắc dục, tiền tài, địa vị, quyền lực.

Thất tình trong Phật giáo học chính là 7 phản ứng tâm lý của con người
Thất tình trong Phật giáo học là 7 phản ứng tâm lý của con người
  • Lục dục là gì?

Thất Tình Lục Dục là gì? Bạn đã hiểu được “thất tình”, vậy còn “lục dục” thì sao? Có thể nhanh chóng hiểu được, trong Dục cũng chia thành 2 khía cạnh khác nhau: Khía cạnh thứ nhất chỉ về sự ham muốn thể xác của người khác; Khía cạnh thứ hai chỉ về sáu đối tượng bên ngoài, hay còn được gọi là Lục Trần.

Đối với “thân dục” ở người khác giới

+ Sắc dục: Sắc dục chỉ những nét đẹp về ngoại hình của người khác khiến bạn như bị “tê liệt” hoàn toàn lý trí. Hay nói cách khác, Sắc Dục chính là ham muốn về hình dáng bên ngoài của người khác phái.

+ Hình mạo dục: Là sự mê hoặc về toàn bộ vóc dáng hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của người khác giới.

+ Oai Nghi Dục: “Oai Nghi” tức là động tác và cử chỉ của con người. Oia Nghi Dục chính là sự cuốn hút về một cử chỉ, động tác của người khác giới đối với mình.

+ Ngôn Ngữ Âm Thanh Dục: Đối với người khác phái, âm thanh của giọng nói đôi khi cũng thật quyến rũ. Có rất nhiều người không bị sắc đẹp, hình dáng bên ngoài của một người làm say mê nhưng lại rất thích nghe giọng nói của họ.

+ Tế Hoạt Dục: Là cảm xúc khi giữa bạn và người khác giới có sự va chạm nhẹ. Sự xúc chạm tạo ra cảm giác say đắm, thân thuộc và cuốn hút được gọi là Tế Hoạt Dục.

+ Nhân Tướng Dục: “Nhân Tướng” tức là tướng toàn vẹn của một người. Nhân tướng là biểu hiện ít nhiều về tính cách. Có tình cảm với một người khác giới về tính cách, dáng vẻ sang trọng, quý phái, hiền hậu của họ gọi là Nhân Tướng Dục.

Lục dục là 6 yếu tố bên ngoài của một người mà bạn yêu thương
Lục dục là 6 yếu tố bên ngoài của một người mà bạn yêu thương

Đối với Lục Dục ở sáu đối tượng bên ngoài

+ Nhãn Dục: Đây là trạng thái biểu hiện sự thích thú của cái nhìn, hay có nghĩa là chính hình sắc bên ngoài làm cho ta say đắm, yêu thích. Nhãn dục không chỉ dùng khi nhìn thấy hình sắc của người khác phái, mà nó dùng được cho tất cả đối tượng bạn nhìn thấy.

+ Nhĩ Dục: Là tình cảm vướng mắc do các loại âm thanh gây ra. Âm thanh không chỉ là tiếng nói từ người khác phái mà còn là mọi tiếng động nghe thấy trong cuộc sống.

+ Tỷ Dục: Là sự đa mê vào một hay các loại mùi vị khác nhau. Hay nói cách khác, Tỷ Dục chính là mùi vị nào đó làm chúng ta khó quên, vướng vào sự đam mê dằn vặt, khổ đau.

+ Thiệt Dục: Là sự đam mê, chìm đắm vào các món thức ăn. Mỗi người sẽ có sở thích riêng về mùi vị thức ăn, bị hương vị ấy thôi thúc, điều khiển.

+ Thân Dục: Thân Dục trong khía cạnh này không chỉ còn là cảm xúc giữa nam và nữ. Đối tượng của Thân Dục ở đây là tất cả mọi điều, mọi thứ làm cho ta thích thú, chìm đắm và thấy dễ chịu.

+ Ý Dục: Là những hình ảnh, hình tượng được các giác quan thu nhận và quan tâm.

Lục dục của 6 đối tượng bên ngoài cũng chính là tình cảm bạn dành cho thiên nhiên, cho cái đẹp mà mình nghe thấy, nhìn thấy
Lục dục của 6 đối tượng bên ngoài cũng chính là tình cảm bạn dành cho thiên nhiên, cho cái đẹp mà mình nghe thấy, nhìn thấy

Khi thất tình nên làm gì?

Thất tình trong cuộc sống hàng ngày khác với Thất tình trong Phật giáo. Thất tình ở đây là một tình cảm đơn phương hoặc bị người khác phái mà mình có tình cảm khước từ, chối bỏ. Hay nói cách khác dễ hiểu hơn, thất tình chính là tình cảm luyến ái không được đáp ứng từ phía đối phương.

Thất tình này khác hoàn toàn với thất tình trong Phật Giáo. Vậy người thất tình nên làm gì?

Để cảm giác thất tình không chi phối công việc, cuộc sống của mỗi người. Khi thất tình bạn nên:

  • Cố tập quên đi hình bóng, kỷ niệm mà mình và người ấy đã từng có.
  • Đừng liên lạc với người ấy nếu không muốn ký ức lại trở về.
  • Không tìm lại bất kỳ người “cũ” nào để trút nỗi buồn, tâm sự.
  • Cố gắng bỏ lại mọi thứ sau lưng, tìm lại chính bản thân mình khi chưa gặp người ấy
  • Trải lòng, tìm những phút giây vui vẻ bên người thân, bạn bè.

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn thông tin về thất tình là gì? Lục dục là gì? Làm khi khi thất tình. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ hiểu thêm về vấn đề mà bao lâu nay mình vẫn thắc mắc. Xin cảm ơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận thông báo
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button