Tết Đoan Ngọ cúng gì? Giờ nào cho đúng?
Dân tộc Việt Nam có rất nhiều lễ hội văn hóa nổi trội khác nhau. Một trong số những lễ hội đó là ngày lễ Tết Đoan Ngọ các bạn có biết gì về ngày lễ này chưa. Hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về Tết Đoan Ngọ cúng gì qua bài viết dưới đây nhé!
Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ cúng gì luôn là câu hỏi của rất nhiều người. Tết Đoan Ngọ là ngày Tết giết sâu bọ được diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Vào ngày này thì hầu hết mọi người đều tiêu diệt sâu bọ khi thức dậy, cách để tiêu diệt sâu bọ là: Sử dụng thức ăn để tiêu diệt sâu bọ, đặc biệt hơn là sử dụng rượu nếp, hoa quả…

Truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ
Truyền thuyết về ngày lễ Tết Đoan Ngọ được bắt đầu từ những người nông dân thời xưa.
Ngày lễ này được bắt nguồn vào một ngày khi kết thúc mùa vụ chính. Vào lúc này người nông dân đang mở tiệc vì năm vừa rồi được mùa. Đột nhiên sâu bọ xuất hiện rất nhiều và đã tàn phá thành phẩm của họ.
Ngay thời điểm đó người nông dân cũng không có cách nào để khắc chế sâu bọ. Thì tự dưng có một người lớn tuổi tên là Đôi Truân xuất hiện. Đã giúp những người nông dân bằng cách bày ra một mâm cỗ đơn giản như: Bánh gio, trái cây,… rồi bày ra trước hiên nhà sau đó liên tục vận động và nhảy múa.

Sau khi ông lão hướng dẫn thì người nông dân bắt đầu thực hiện như lời ông lão. Ngay khi thực hiện thì đột nhiên sâu bọ lần lượt chết dần. Trước khi biến mất ông lão còn nói rằng: Hàng năm vào ngày này thì sâu bọ rất hung hãn, để xua đuổi sâu bọ thì hàng năm hãy làm như ông đã dặn. Thì sẽ không còn sâu bọ xuất hiện nữa và mùa màng sẽ được bội thu.
Để nhớ về điều kỳ diệu này thì người nông dân đã lấy ngày này làm ngày Tết Đoan Ngọ, “ Tết diệt sâu bọ”.
Cách để trừ sâu bọ vào ngày Tết Đoan Ngọ
Theo như phong tục của người Việt Nam thì mỗi một vùng đều có đặc điểm và món ăn riêng biệt. Người dân tộc Mường thì có món bánh khúc rất thơm ngon. Để làm ra món bánh này thì người nông dân phải chuẩn bị một số nguyên liệu ngư: Gạo nếp thơm ngon, rau khúc, hạt vừng, đậu xanh… Sau khi đã chuẩn bị song nguyên liệu thì người nông dân cần phải ngâm gạo nếp thật kỹ càng. Sau đó là nghiền hoặc xay gạo chung với rau khúc, sau đó tạo thành bột. Bước tiếp theo là chuẩn bị nhân, nhân bánh được làm từ đậu xanh và mè rang. Bước cuối cùng là nặn bánh rồi cho nhân bánh vào, sau đó là đưa bánh lên hấp hoặc chiên.

Tuy nhiên ở miền Trung và miền Nam cũng có món bánh rất đặc trưng như: Bánh ú tre, bánh tro… Những loại bánh này cũng được sử dụng thành phần là gạo nếp và đậu xanh cùng với phụ gia.
Vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, rất nhiều người ở mọi miền đất nước đều làm một mâm cỗ. Để cúng tổ tiên, đều sử dụng lá ngải cứu để treo trước cửa nhà. Ngoài ra trẻ em còn được đeo túi ngũ sắc, khảo cây lấy quả. Khảo cây lấy quả là cách để làm cho cây sang năm ra thật nhiều trái. Cách thực hiện là một người leo lên trên cây, người còn lại dùng dao gõ vào thân cây. Sau đó liên tục hỏi vì sao năm vừa rồi cây không cho quả và uy hiếp nếu sang năm không cho nhiều quả. Thì sẽ chặt cây bỏ đi, người trên cây sẽ trả lời và sẽ cam kết rằng sang năm sẽ có thật nhiều quả.
Có một số vùng vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch thì sẽ thịt vị và ngan rồi cầm về bên gia đình…

Còn người miền Bắc thì vào ngày Tết Đoan Ngọ thường tiêu diệt sâu bọ bằng cách như: ăn thức ăn với rượu nếp, bánh và hoa quả.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ đối với trẻ nhỏ thì khi thức dậy ở trên giường sẽ ăn hoa quả. Sau đó uống một ít rượu nếp cùng với trứng luộc. Tiếp theo đó là bôi hồng hoàng vào ngực, rốn, thóp để tiêu diệt sâu bọ. Còn đối với người lớn thì sẽ súc miệng ba lần trước khi xuống giường để giết lọc sạch sâu bọ. Sau đó ăn trứng vịt rồi xuống giường thưởng thức rượu nếp và trái cây để tiêu diệt sâu bọ.
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?
Tết Đoan Ngọ cúng gì? Vào ngày Tết Đoan Ngọ thì mỗi gia đình cần phải chuẩn bị mâm cúng đầy đủ như:
- Rượu nếp, nhang, nước, giấy tiền vàng mã
- Hoa quả đặc biệt là mận và dưa hấu, vải… Đặc biệt hai loại trái cây bắt buộc phải có trong mâm cúng là mận và vải
- Bánh ú tro, xôi, chè, bánh chay, bánh trôi…
Lễ cũng được bắt đầu vào 12h trưa và cũng là giờ ngọ trong ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.
Trên đây là một số thông tin về Tết Đoan Ngọ cúng gì? mà mình muốn chia sẻ đến với các bạn. Hãy lưu giữ những thông tin này để áp dụng cho tương lai nhé. Cám ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của mình, chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ.