Ngụy biện là gì? Lật tẩy 10 kiểu ngụy biện phổ biến hiện nay
Khi tranh luận, chất vấn hay mâu thuẫn về một vấn đề nào đó, bất cứ ai cũng có thể đã nghe thấy từ “ngụy biện”. Ngụy biện là gì? Sử dụng từ này khi tranh luận mang ý nghĩa như thế nào? Có những kiểu ngụy biện nào chúng ta thường hay gặp phải? Hôm nay, VN24h.info sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về “ngụy biện”, cùng cách lật tẩy 10 kiểu ngụy biện phổ biến hiện nay. Đừng bỏ lỡ những thông tin trong bài viết này, biết đâu nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong cuộc sống đấy.
Khái niệm ngụy biện là gì?
Chắc chắn khi nhắc đến “nguy biện”, thì mỗi chúng ta sẽ không còn cảm thấy xa lạ gì cả, cũng có thể chính bạn đã từng dùng đến từ ngữ này. Tuy nhiên, ngụy biện là gì thì bạn có thể chưa hiểu hết nghĩa đúng không nào?
Ngụy = Ngụy trang, che lấp, giấu kín; Biện = Biện chứng, biện minh, quan điểm, lập luận… Từ đó, chúng ta có thể hiểu “Ngụy biện” chính là những lập luận, quan điểm và dẫn chứng sai lệch về một vấn đề nhằm che lấp, phủ kín hay trá hình cho sự thật phía sau.

Ngụy biện là gì? Ngụy biện chính là việc sử dụng nhiều lập luận một cách sai lầm, không thống nhất, không hợp lý. Trong số đó, nguy biện còn được hiểu là một số lập luận mang tính lừa đảo, vi phạm về logic.
Một số ngụy biện đưa ra nhằm nói quá, phóng đại về một việc tốt hơn so với thức tế. Đồng thời, các ngụy biện đôi khi được đưa ra để thao túng, làm đánh lạc hướng người nghe, người đọc với mục đích là để họ lầm tưởng sai thành đúng, đúng thành sai.
Tuy nhiên, những lập luận sai lầm khống cố ý được nói, viết ra được gọi là “ngộ biện” chứ không phải ngụy biện.

Lật tẩy 10 kiểu ngụy biện phổ biến hiện nay
Trong cuộc sống hiện nay, bất kể bằng hình thức giao tiếp nào thì cũng có thể xuất hiện sự ngụy biện. Vì thế, ngụy biện được chia thành nhiều loại khác nhau, nhưng có 10 loại ngụy biện phổ biến mà bạn có thể nhận biết, đó là:
Ngụy biện công kích
Đây là hình thức ngụy biện tấn công đối thủ trong phần tranh luận. Với hình thức ngụy biện công kích, thay vì đưa ra những lập luận logic mang tính chặt chẽ thì người ngụy biện lại cố ý đưa ra những quan điểm, lập luận không liên quan đến chủ đề đang nói đến, mà cố ý công kích, nhằm vào đối phương đang tranh luận với người có lời lẽ ngụy biện.
Ngụy biện “tôi cũng vậy”
Chắc chắn nghe đến từ “tôi cũng vậy” thì bạn sẽ cảm thấy kiểu ngụy biện này thật quen thuộc đúng không nào? Khi không biết tranh luận như thế nào, không đưa ra được lập luận rõ ràng thì người ta sẽ dùng từ “tôi cùng vậy”, để nói lên quan điểm của mình. Một câu ngụy biện cũng nằm trong kiểu “tôi cũng vậy’ đó chính là “làm được như người ta rồi hãy nói”…
Ngụy biện “không đủ thẩm quyền”
Chúng tôi đưa ra một ví dự sau cho bạn dễ hiểu: Chẳng hạn như khi bạn đọc một bài văn ai đó đưa ra, bạn thấy không có gì đặc sắc và phàn nàn, bạn nhận lại câu nói “hiểu gì về văn chương mà phán”.
Đây chính là một kiểu ngụy biện “không đủ thẩm quyền”, nó chỉ là ngụy biện cho việc bạn cảm nhận được cái hay và cái dở trong văn chương mà thôi, chứ việc hiểu biết về văn chương hoàn toàn không liên quan.
Chửi thề
Có thể nói, chửi thề cũng chính là một kiểu ngụy biện, tuy nhiên nó là kiểu ngụy biện cho sự bất lực khi đang tranh luận. Vì lúc này, họ không còn quan tâm đến vấn đề logic hay luận điểm, luận chứng nữa, khi bị đuối lý là chửi thề luôn.

Ngụy biện “bù nhìn”
Đây là kiểu ngụy biện mà những gì người tranh luận trình bày đều nhằm mục đích bóp méo, xuyên tạc phát biểu, quan điểm của người khác thành một ý nghĩa khác biệt hoàn toàn.
Ngụy biện “nặc danh’
Đây có lẽ là kiểu ngụy biện được sử dụng phổ biến hiện nay. Người dùng ngụy biện này sẽ không nêu đích danh người đủ thẩm quyền xác thực thông tin là ai, mà cho dù có nêu rõ thì người khác cũng không thể nào kiểm chứng được mức độ chính xác. Cứ như thế, những ngụy biện nặc danh liên tục được xuất hiện.
Ngụy biện lợi dụng cảm xúc
Đây là kiểu ngụy biện nhìn vào cảm xúc của đối phương để khai thác, nhất là dựa vào lòng trắc ẩn.
Ngụy biện “đen trắng”
Đây là một kiểu ngụy biện mà người tranh luận sẽ tự đưa câu trả lời xuống còn 2 sự lựa chọn, hoặc là trắng, hoặc là đen. Mặc dù ở câu trả lời có thể còn nhiều sự lựa chọn khác nhau.
Ngụy biện lợi dụng đám đông
Đây là một loại ngụy biện lợi dụng quan niệm “số đông luôn đúng”, với kiểu ngụy biện này, quan điểm nào được số đông người tán thành thì đó là cái đúng, cái cần theo.
Ngụy biện đe dọa
Có thể hiểu loại, kiểu ngụy biện này thực chất chính là một kiểu đe dọa, nó gần giống với ngụy biện chửi thề. Ngụy biện đe dọa khiến đối phương đang tranh luận cảm thấy bị áp lực, phải chấp nhận luận điểm mà người ngụy biện đưa ra.

Trên đây là những thông tin về ngụy biện là gì cùng cách phát hiện những kiểu ngụy biện phổ biến trong đời sống thường ngày mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, sẽ giúp bạn tranh luận tốt hơn, lật tẩy được những người thích ngụy biện trong xã hội hiện nay.