Công nghệ AR là gì? VR là gì? MR là gì?
Trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay, đời sống con người luôn được gắn liền với các thiết bị công nghệ hiện đại, với mục đích phục vụ cho mọi nhu cầu giải trí, làm việc hay học tập. Những năm trở lại đây, chúng ta bắt đầu được làm quen với công nghệ AR, VR, MR… Có rất nhiều người đang thắc mắc Công nghệ AR là gì? VR là gì? MR là gì? Cùng những ứng dụng của các công nghệ này trong đời sống ra sao? Ngay sau đây, VN24h sẽ giải đáp cho các bạn hiểu rõ hơn những khái niệm cơ bản nhất của các công nghệ mới này.

Công nghệ AR là gì? VR là gì? MR là gì?
VR là tên viết tắt của Virtual Reality hay còn gọi là thực tế ảo. Nói một cách đơn giản, dễ hiểu nhất thì VR là một công nghệ thông qua các sản phẩm có tích hợp sẽ mang đến một thể giới ảo khác cho người dùng. Tại nơi đây, sẽ chỉ có người dùng và một thế giới ảo được thành phần hóa, tạo dựng từ các ứng và thiết bị phần cứng và điều tất nhiên là chúng không hề có thật.
Tuy nhiên, VR có thể đánh lừa được bộ não của con người, khiến cho người sử dụng có được cảm giác rất thật trong không gian ảo đó.
Có một số ví dụ về VR như: Bạn là một người hoàn toàn không biết bơi, nhưng khi sử dụng thiết bị và công nghệ VR, bạn sẽ được đắm mình vào lòng đại dương và ngắm nhìn mọi sinh vật dưới biển hoặc bạn có thể thám hiểm được hết một vòng kim tự tháp một cách dễ dàng. Hay đi dạo trong khu rừng nhiệt đới nguy hiểm Amazon, dù cho thực tế bạn chỉ đang đi long vòng trong không gian phòng.

Còn về AR, là tên viết tắt của Augmented Reality hay được dịch ra là thực tế ảo tăng cường. Đây là một ứng dụng chạy trên nền ảo nhưng nó lại có cơ chế hoạt động dựa vào thực tế.
Mọi người có thể thấy các thể loại game như Pokemon Go, đây là một dạng trò chơi ảo nhưng các thông số tọa độ của game thủ được lấy từ các thông số thực tế. Vậy có thể nói là: AR là một công nghệ cho phép người dùng lồng ghép giữa thực tế và các thiết lập ảo được đặt ra trước, nó giúp cho người dùng được tương tác thực tế với những hiện vật thực tại và được bao phủ lên bằng một thế giới ảo. Nói một cách để dễ hiểu hơn thì đây chính là ghép ảnh dạng 3D.
MR là viết tắt của Mixed reality, hay còn được gọi là hybrid reality (thực tại lai), là một thế giới hòa trộn giữa thực tại và thế giới ảo mà trong đó các chủ thể thực và kỹ thuật số đều tồn tại và tương tác với nhau theo thời gian thực.
Khái niệm MR theo Foundry là một lớp phủ các nội dung nhân tạo đã được tích hợp và có thể tương tác với thế giới thực. Ví dụ như các hình ảnh giải phẫu sẽ phủ lên hình ảnh siêu âm ảo của người bệnh khi phẩu thuật. Điểm nhấn chủ chốt của MR đó là các nội dung nhân tạo và nội dung trong thực tại sẽ có thể tương tác với nhau trong thời gian thực.
Sự khác nhau giữa AR – VR – MR
Khi chúng ta bàn về sự khác biệt giữa VR, AR và MR sẽ có rất nhiều khía cạnh để nói như cách dùng, công dụng hay định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, cách để phân biệt dễ nhất đó chính là nhìn vào các ứng dụng của chúng trong thực tế thì sẽ rõ ràng hơn cả.

Công nghệ VR
Theo một số thông tin từ các diễn đàn và trang công nghệ đưa ra, VR sẽ là một công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất để phát triển cho các game và phim theo lối trải nghiệm, khám phá hoặc kinh dị. Có thể gọi chung là nhằm vào mục đích giải trí.
Với lợi thế tách được hai không gian ra riêng biệt thật và ảo, mang đến cho người sử dụng một khung cảnh mới hoàn toàn thì các nhà sản xuất rất dễ dàng trong việc chinh phục, điều khiển được khách hàng làm theo những gì mà nhà sản xuất mong muốn họ nhìn thấy. Chưa hết, các ứng dụng của công nghệ VR còn giúp mọi người tạo lập và kinh doanh được bằng không gian ảo khá thú vị.
Ví dụ như: Bạn đang có một dự án xây căn hộ hoặc chung cư, và khách hàng muốn được xem trước lối thiết kế, mẫu mã của ngôi nhà, thì khi đó bạn chỉ cần lấy thiết bị VR ra thay cho bản vẽ và cho khách hàng sử dụng, khách hàng sẽ rất vui khi được đáp ứng nguyện vọng và còn cảm thấy tin tưởng hơn khi bạn là một người làm việc chuyên nghiệp.

Công nghệ AR
Còn với công nghệ AR, đây là một chuyện được đi theo một hướng khác hoàn toàn với VR. Nhờ vào sự phát triển trên nền thực và ảo kết hợp thành một, công nghệ này có thể giúp con người tạo được các không gian 2 trong một mà không làm mất quá nhiều thời gian và tiền bạc.
Cụ thể hơn là: Ví dụ như khi một hãng xe ra mắt sản phẩm mới, họ có thể mời các đối tác của mình đeo kính AR lên và cùng xem. Khi ấy bạn chỉ cần có một khuôn mẫu cơ bản là có thể cho mọi người tự chọn màu sắc hoặc các logo, tem đã được thiết lập trước và cùng nhau đi đến thống nhất rồi mới bắt đầu đưa vào sản xuất.
Công nghệ MR
Khái niệm MR nằm trong chuỗi xác lập trạng thái Mixed Reality Continuum (Paul Milgram đưa ra năm 1994). Trên sơ đồ chuỗi MR Continuum, Paul Milgram đã miêu tả chuỗi trạng thái nối tiếp từ Thực đến Ảo, theo đó Môi trường thực và môi trường ảo thuần nhất mà chúng ta vẫn thường biết nằm ở 2 cực (đầu mút) của chuỗi trạng thái này, khoảng giữa (bao gồm sự pha trộn các cấp độ Real và Virtual) gọi là Mixed Reality.
Hiện nay, trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, khi nói đến công nghệ MR chúng ta cần hiểu nó bao hàm cả 2 khái niệm VR & AR (MR=VR+AR) và tùy theo các cấp độ tăng cường thực thể ảo (không phải như gần đây đã xuất hiện sự nhận định MR≠VR&AR).
Công nghệ MR đã ra đời và hỗ trợ hiệu quả các ngành khoa học kỹ thuật như: Hàng không, quốc phòng, truyền hình, phẫu thuật y tế, thương mại…

Bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về công nghệ AR – VR – MR có thể giúp cho mọi người hiểu hơn và giải đáp thắc mắc khái niệm công nghệ AR là gì? VR là gì? MR là gì? Nếu có cơ hội, mọi người hãy thử trải nghiệm ít nhất một lần với những công nghệ mới này nhé. Chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm đặc biệt thú vị và tuyệt vời nhất.