Đời sống

Trưởng thành là gì? Dấu hiệu cho thấy bạn đã trưởng thành

Chúng ta vẫn thường nghe đánh giá về một con người thông qua sự trưởng thành. Vậy trường thành là gì? Có phải trưởng thành chỉ là sự lớn lên về thể chất hay không? Dấu hiệu nào cho thấy bạn đã trưởng thành là gì? Hãy để VN24h.info giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.

Trưởng thành là gì?

Trưởng thành có thể được coi là sự hoàn thiện, hoàn hảo trong sự phát triển của một con người. Một số người còn cho rằng bất hạnh lơn nhất trong cuộc đời con người đó là không chịu trưởng thành.

Bạn cũng nên phân định rõ ràng, “lớn” không có nghĩa là đã trưởng thành. Nếu bạn đã lớn nhưng thiếu đi sự chín chắn thì trong mắt mọi người, bạn vẫn chỉ là một “đứa trẻ to xác”.

Trưởng thành không chỉ đơn thuần là sự lớn lên về thể chất
Trưởng thành không chỉ đơn thuần là sự lớn lên về thể chất   

Trưởng thành là gì? Trưởng thành cũng không có nghĩa là nhiều tuổi. Tuổi tác lớn hơn người khác chỉ nói lên bạn sinh ra trước nhiều người, bạn hít thở nhiều hơn họ. Trưởng thành không có nghĩa là “lớn tuổi nhưng vẫn còn ngây thơ”.

Trưởng thành không có nghĩa là bạn có nhiều bằng cấp. Vì bằng cấp chỉ nói lên bạn am hiểu kiến thức, chịu khó trau dồi học hỏi. Bên cạnh đó, người trưởng thành cũng không phải là người có nhiều tiền.

Nếu nói người trưởng thành là người trên đầu xuất hiện hai màu tóc thì cũng không phải. Người có nhiều con cái cũng không chứng minh được mình đã trưởng thành.

Vậy trưởng thành là gì? Trưởng thành cũng chia thành nhiều cấp độ, theo từng tiêu chuẩn của độ tuổi. Đối với những bé nhỏ tuổi, trưởng thành chính là ngoan ngoãn, vâng lời, học hành chăm chỉ.

Khi lớn tuổi hơn một chút, trưởng thành được thể hiện qua sự tự lập, không ỷ lại, không dựa dẫm và không làm gánh nặng cho bố mẹ, cho mọi người xung quanh. Khi đã lập gia đình, biết chăm lo cho hai bên bố mẹ. Đặc biệt là mái âm gia đình nhỏ luôn hạnh phúc, âm ấm và đầy đủ.

Khi lớn tuổi hơn một chút so với tuổi lập gia đình, trưởng thành là gì? Trưởng thành chính là nhìn sâu trông rộng, đi đây đi đó để thấu hiểu hơn về cuộc đời. Việc nhân biết đúng sai, phân biệt kẻ xấu người tốt, việc nên làm và việc không nên làm được xác định rạch ròi tức là trưởng thành.

Mỗi một độ tuổi, sự trưởng thành sẽ được đánh giá qua những tiêu chí khác nhau
Mỗi một độ tuổi, sự trưởng thành sẽ được đánh giá qua những tiêu chí khác nhau

Từ ngưỡng tuổi 50 trở đi, trường thành chính là thấu hiểu nhiều lý lẽ của cuộc đời. Người trưởng thành trong độ tuổi này đã nếm trải đu mọi cảm giác, nên họ sẽ không còn hoảng hốt, đau lòng hay la ó vì bất cứ “cái tin” nào. ở độ tuổi này, đối với họ ai khen hay chê cũng không còn là vấn đề mà họ quá quan tâm, sống thanh thản, bình tâm.

Trưởng thành là gì chắc chắn bạn đã biết. Vậy có tất cả bao nhiêu sự trưởng thành. Theo như quan điểm của những người đi trước thì trưởng thành chia ra khía cạnh đó là: trưởng thành tâm lý, trưởng thành sinh lý và trưởng thành văn hóa – xã hội.

Trưởng thành sinh lý và trưởng thành tâm lý không giống nhau
Trưởng thành sinh lý và trưởng thành tâm lý không giống nhau
  • Trưởng thành sinh lý là điều dễ thấy, nó thể hiện qua chiều cao, cân nặng hay những dấu hiệu dạy thì
  • Trưởng thành tâm lý là một khía cạnh khó đạt được hơn, đây là sự trưởng thành có được do mỗi người tự mình cố gắng. Trưởng thành sinh lý không có quy định rõ ràng về tuổi tác.
  • Trưởng thành về văn hóa – xã hội cũng là một loại trưởng thành ở tầm cao mà không phải ai cũng có được. trưởng thành văn hóa – xã hội cùng cần trải qua quá trình mài giũa mới có thể đạt được.

Dấu hiệu cho thấy bạn đã trưởng thành

  • Sau những sai lầm, bạn sẽ tự rút ra được cho mình những bài học bổ ích, kiềm chế những bồng bột của bản thân
  • Gọn gàng trong cuộc sống, mọi thứ luôn ngăn nắp và sinh hoạt theo thời gian biểu một cách khoa học
  • Không dựa dẫm vào bất cứ ai, mọi nhu cầu cho bản thân đều có thể tự chi trả
Người trưởng thành không cần dựa dẫm vào bất cứ ai
Người trưởng thành không cần dựa dẫm vào bất cứ ai
  • Không tiêu xài lãng phí, không mua những gì mình thích dù biết nó sẽ chẳng có ích hay không dùng tới, không cần thiết. Trước khi mua hay tiêu xài gì, luôn tự hỏi rằng “liệu mình có thật sự cần” hay không.
  • Biết lo lắng cho tương lai, không chờ “nước đến chân mới nhảy”
  • Luôn cân nhắc kỹ trong mọi suy nghĩ, hành động, lời nói
  • Khi thấy ai đó cư xử không đúng mực, góp ý chân thành
  • Khi bản thân mình chưa tốt, lắng nghe đánh giá từ người khác, những gì chưa đúng sẽ dần sửa
  • Không bao giờ cho phép mình dừng lại hay buông xuôi trước những khó khăn. Thay vào đó, bạn nên chủ động, tích cực để đối mặt và khắc phục khó khăn đó
  • Thay vì bỏ hàng giờ “sống ảo” trên mạng xã hội thì bạn sẽ dọc sách, xem tin tức và trau dồi thêm kỹ năng sống bổ ích
  • Luôn biết quan tâm đến sức khỏe của mình, thích thức ăn hữu cơ được chế biến ở nhà thay vì đồ ăn nhanh
Người trưởng thành biết quan tâm đến sức khỏe của mình hơn
Người trưởng thành biết quan tâm đến sức khỏe của mình hơn
  • Luôn nhìn cuộc sống với một sự khách quan nhất
  • Nhận ra rằng, bạn bè cần “chất lượng” chứ không phải số lượng
  • Biết lắng nghe trong mọi vấn đề
  • Nói ít đi, hành động nhiều hơn
  • Tập cho bản thân tính kiên nhẫn và khống chế cảm xúc của mình
  • Có trách nhiệm với những lời nói và hành động của mình
  • Dành cho gia đình phần lớn thời gian rảnh rỗi mà mình có

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn thông tin liên quan đến trưởng thành là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi giới thiệu, bạn sẽ đánh giá được đâu mới là trưởng thành và biết được “số điểm” cho độ trưởng thành của mình là bao nhiêu.

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận thông báo
Thông báo của
guest
0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Yêu thích nhát
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button