Rửa tiền là gì? Những hành vi rửa tiền phổ biến nhất
Rửa tiền có thể xem là một hình thức mà cá nhân hoặc tổ chức thực hiện chuyển đổi tài sản hoặc lợi nhuận có từ những hành vi bất chính, tham nhũng trở thành tài sản được coi là hợp pháp. Có thể xem rửa tiền là hành vi, vi phạm pháp luật và đạo đức. Để tìm hiểu sâu hơn về khái niệm rửa tiền là gì? Cùng cách nhận biết các hành vi để rửa tiền phổ biến nhất hiện nay, VN24h.info mời các bạn tham khảo những thông tin quan trọng có trong bài viết ngay sau đây.

Tóm tắt nội dung
Rửa tiền là gì?
Lịch sử khái niệm rửa tiền và các quy định liên quan được bắt đầu từ thời xa xưa, gắn liền với sự phát triển của các ngân hàng tiền tệ. Việc rửa tiền xuất hiện lần đầu tiên khi các các nhân cố tính giấu diếm các loại tài sản trái phép để tránh được việc đánh thuế thu nhập và bị tịch thu tài sản từ nhà nước.
Rửa tiền là hành vi được các cá nhân hoặc tổ chức cố tình chuyển đổi tài sản hoặc lợi nhuận có được từ các hành vi phạm pháp hay tham nhũng, để biến chúng thành tài sản được coi là hợp pháp. Việc này khiến cho các cơ quan có thẩm quyền không truy ra được nguồn gốc tài sản phi pháp ấy từ đâu mà có.
Sau khi đã chuyển đổi thành công, số tài sản phi pháp ấy có thể được sử dụng theo các hình thức tích lũy tài sản như tham gia vào mua bán bất động sản, đầu tư các dự án lớn nhỏ, đầu tư vào các sàn giao dịch chứng khoán hoặc dùng theo các kiểu chi tiêu khác.
Các cá nhân hay tổ chức vi phạm đều che giấu nguồn gốc của tài sản kiếm được từ những hành vi bất hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau, để tránh được sự chú ý, nghi ngờ từ các cơ quan pháp luật có thẩm quyền.
Chính vì vậy, các khoản tiền sau khi đã được “rửa” thành công sẽ thường được cất dấu và phân chia cẩn thận cho nhiều người và tìm cách sử dụng ra ngoài an toàn, không để bị phát giác.

Những đối tượng thường thực hiện hành vi rửa tiền:
- Các tổ chức liên quan đến khủng bố.
- Những người buôn lậu các loại hàng cấm như ma túy, vũ khí và các mặt hàng bất hợp pháp.
- Các đối tượng làm trong tổ chức có hành vi tham nhũng.
- Một số người muốn giữ kín thu nhập của mình để tránh được các loại thuế theo nhà nước ban hành (dù là tài sản hợp pháp, không vi phạm pháp luật)
Các giai đoạn của quá trình rửa tiền
Quy trình khi rửa tiền thường diễn ra ở 3 giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn sắp xếp: Các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ tìm đủ mọi cách để có thể đưa khoản tiền bất chính vào hệ thống tài chính của một cá nhân để có thể chuẩn bị cho việc thực hiện các bước tiếp theo. Đây là bước khá quan trọng vì khi thực hiện bước này, nếu không cẩn thận sẽ dễ dàng bị phát hiện nhất trong quy trình để rửa tiền.
- Giai đoạn phân tán tài sản: Sau khi đã đưa được các khoản tiền vào hệ thống tài chính cá nhân. Các khoản tiền bất chính này thường sẽ được đưa ra để giao dịch các mua bán hoặc đầu tư dự án, hay chuyển tiền qua lại từ nhiều người hoặc nhiều quốc gia, nhằm mục đích che đậy đi nguồn gốc của tài sản.
- Giai đoạn hoàn thành rửa tiền: Sau khi đã làm các bước trên, số tiền bất chính thường sẽ được gom về lại người tham nhũng, bất chính. Khi ấy, sau khi qua các dự án đầu tư hay mua bán, số tiền đó đã chính thức được hợp pháp và đưa vào sử dụng bình thường.
Các hoạt động rửa tiền có thể diễn ra ngay trong các doanh nghiệp đang hoạt động, khi đó, khoản tiền sẽ được giao dịch qua lại giữa nhiều doanh nghiệp hoặc thậm chí là giao dịch các nước khác nhau để tránh thuế. Trong các loại tiền cần “rửa”, có lẽ là nguồn tiền kinh doanh là phản ảnh nhiều nhất, trong những biểu hiện giá chuyển giao để tránh được thuế của các công ty xuyên quốc gia.

Việc rửa tiền khi các nhóm tham nhũng lựa chọn hình thức kinh doanh tất nhiên cũng có khả năng họ không biệt lập mà cũng có nhiều chỗ giống nhau, cùng cấu kết, tiếp sức, hỗ trợ cho nhau để thực hiện hành vi rửa tiền thành hệ thống được dễ dàng trót lọt.
Luật phòng chống rửa tiền tại Việt Nam
Hiện nay, hành vi rửa tiền được phát giác khá nhiều, nên đã có các luật về việc phòng chống rửa tiền được nhà nước ban hành. Căn cứ hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị quyết số 51/2001/QH10, quốc hội ban hành luật phòng, chống rửa tiền với các quy định được ban hành như sau:
Điều 2: Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức về tài chính
- Các tổ chức, các nhân liên quan đến kinh doanh ngành nghề phi tài chính
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, người nước ngoài sinh sống tại Việt nam hoặc tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ được hoạt động trên lãnh thổ của Việt Nam có giao dịch tài chính, cá nhân được quy định trong khoản 1 và khoản 2 điều này.
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phòng chống rửa tiền

Điều 5: Nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền
- Việc phòng chống rửa tiền phải thực hiện đúng theo các quy định đã được luật pháp nhà nước Việt Nam ban hành để đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia. Bảo đảm được hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư. Bảo vệ được các lợi ích của cá nhân, tổ chức chung tay góp sức chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Các biện pháp, cách thức nhằm phòng chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ cùng lúc giúp ngăn chặn được các hành vi phạm pháp. Các đối tượng cá nhân, tổ chức có hành vi liên quan đến rửa tiền phải được xử lý một cách nghiêm minh.
Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền
- Vấn đề phòng chống rửa tiền là trách nhiệm của nhà nước và các cơ quan nhà nước. Nhà nước luôn khuyến khích các cá nhân, cơ quan trong và ngoài nước tham gia chung tay cùng nhau tham gia các hoạt động về phòng chống tham nhung và rửa tiền.
- Được nhà nước bảo vệ về quyền lợi và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có tham gia vào các hoạt động phòng chống tệ nạn tham nhũng, chống rửa tiền.
- Nhà nước ban hành các chính sách nhằm mục đích công tác hợp tác với các nước phòng chống rửa tiền
- Cá nhân hay tổ chức có các thành tích trong việc phòng chống tham nhũng, rửa tiền sẽ được nhà nước tuyên dương, khen thưởng.
Hy vọng, qua bài viết trên đây sẽ giúp cho mọi người hiểu thêm về khái niệm rửa tiền là gì? Các cá nhân, tổ chức tham gia rửa tiền là hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm các nguyên tắc về đạo đức xã hội, làm ảnh hưởng rất nhiều đến nền phát triển kinh tế của nước nhà. Chính vì thế, chúng ta hãy cùng nhau giúp sức, chung tay ngăn chặn các hành vi có liên quan đến tham nhũng và rửa tiền dưới mọi hình thức.