Kinh tế

Thanh khoản là gì? Rủi ro, Lợi ích và Cách kiểm tra thanh khoản

Trong ngành kinh tế tài chính, tính thanh khoản là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Đặc biệt với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, chứng khoán, tài chính ngân hàng. Tuy vậy hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu được ý nghĩa của thanh khoản. Vậy để hiểu được khái niệm thanh khoản là gì và những rủi ro của nó như thế nào? Mời bạn cùng theo bài viết dưới đây của VN24h.

Thanh khoản là gì?
Thanh khoản là gì? Công thức tính như thế nào?

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản hay còn gọi là tính lỏng, tính lưu động là một thuật ngữ trong ngành kinh tế dùng để chỉ khả năng kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường một cách nhanh chóng mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả. Việc giao dịch hàng hóa diễn ra trong thời gian ngắn nhất.

Một thị trường có tính thanh khoản cao là ở đó luôn có sẵn người mua và người bán, với khả năng giao dịch khối lượng lớn trong cùng một thời gian và các giao dịch mua, bán không làm ảnh hưởng đến giá cả chung của thị trường này.

Trong ngành kế toán, tính thanh khoản được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao và được chia theo 5 loại như sau: Tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, hàng tồn kho.

Trong kế toán, tính thanh khoản được sắp xếp từ thấp đến cao

Phân loại theo tính thanh khoản

Tính thanh khoản cao nhất trong kinh doanh là tiền mặt, luôn dùng trực tiếp để thanh toán, giao dịch và tích trữ.

Tính thanh khoản thấp nhất là hàng tồn kho vì phải trải qua giai đoạn phân phối, tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu rồi mới chuyển thành tiền mặt.

Tiền mặt là tính thanh khoản cao nhất trong kinh doanh

Tính thanh khoản trong thị trường chứng khoán

Tính thanh khoản của chứng khoán là những chứng khoán có sẵn trọng thị trường cho việc bán lại dễ dàng với giá cả tương đối ổn định, cùng khả năng cao phục hồi vồn đầu tư ban đầu. Trong thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi chứng khoán họ đang có thành tiền mặt và khả năng thanh khoản là đặc tính hập dẫn các nhà đầu tư với chứng khoán. Tính thanh khoản của chứng khoán cho thấy sự an toàn của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán hoạt động càng linh hoạt, năng động và hiệu quả thì tính thanh khoản của chứng khoán càng cao.

Để tránh rủi ro thanh khoản trong thị trường đầu tư chứng khoán. Khi đầu tư, để an toàn các nhà đầu tư nên xem xét khả năng bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, phải bán mất giá do khó tìm được người mua, nhà đầu tư sẽ phải chịu tổn thất nặng nề.

Tính thanh khoản rất quan trọng trong thị trường chứng khoán

Tính thanh khoản trong doanh nghiệp

Tính thanh khoản của một công ty trong ngành tài chính được xác định bằng khả năng dùng tài sản ngắn hạn của công ty để giải quyết các khoản nợ của họ.

Ba tỉ lệ phổ biến trong tính thanh khoản của công ty để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.

  • Tỉ lệ vốn lưu động: Được tính bằng cách chia tài sản ngắn hạn của công ty cho các khoản nợ ngắn hạn của nó. Tỉ lệ vốn lưu động xác định khả năng trả nợ của công ty bằng tiền mặt, hàng tồn kho, chứng khoán thị trường, các khoản thu chi.
  • Hệ số thanh toán được tính theo tỉ lệ vốn lưu động trừ cho hàng tồn kho.
  • Thước đo thanh khoản ngắn hạn được tính theo dòng tiền hoạt động chia cho các khoản nợ hiện tại.

Tính thanh khoản trong ngân hàng

Tính thanh khoản trong ngân hàng là khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi, giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết.

Ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong thanh khoản khi ngân hàng không có khả năng đáp ứng đầy đủ tiền mặt do nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc đáp ứng đủ với chi phí cao. Theo cách khác, rủi ro trong thanh khoản khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của hợp đồng thanh toán.

Nguồn cung cho thanh khoản trong ngân hàng

  • Các khoản tiền gửi
  • Nguồn thu nhập chính từ việc cung cấp các dịch vụ
  • Các khoản tín dụng thu về
  • Bán tài sản đang sử dụng và kinh doanh
  • Vay mượn

Nhu cầu thanh khoản ngân hàng:

  • Khách hàng rút tiền gửi
  • Khách hàng đề nghị vay vốn
  • Thanh toán các chi phí phả trả
  • Chi phí cho các dịch vụ ngân hàng
  • Thanh toán cho các cổ đông

Thiệt hại trong rủi ro thanh khoản

Thiệt hại rủi ro ngành ngân hàng

  • Buộc phải huy động vốn dẫn đến lãi xuất huy động cao
  • Khó cho vay do lãi suất tín dụng cao
  • Ngân hàng sẽ bị lỗ khi buộc phải trả lãi xuất huy động nhưng không thể cho vay
  • Không đáp ứng được nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng
  • Không giải ngân được cho các khoản cấp tín dụng

Thiệt hại rủi ro đối với nền kinh tế

  • Ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư do lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng làm cho nền kinh tế giảm kênh huy động vốn
  • Lãi suất cấp tín dụng cao dẫn đến giá cả tăng làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Giá cả tăng ảnh hưởng đến đời sống cũng như nhu cầu của người dân.

Kiểm tra thanh khoản thị trường bằng cách nào?

Cách kiểm tra thanh khoản thị trường nên nhìn vào 3 chỉ số quan trọng: Lượng giao dịch trong 24h, độ chênh lệch giữa bán, mua và chiều sâu của sổ lệnh.

Tuy nhiên, sổ lệnh không phải bao giờ cũng chính xác vì các yếu tố như các lệnh tảng băng trôi, giới hạn – lệnh dừng, các lệnh này được xác định bằng cách sử dụng tự động giao dịch, do vậy chỉ xuất hiện trên sổ lệnh khi các điều kiện được đáp ứng.

Cách kiểm tra thanh khoản
Cách kiểm tra thanh khoản phải dựa vào 3 chỉ số quan trọng

Lợi ích của thanh khoản

Khi bạn thực hiện các giao dịch tài chính thì tính thanh khoản rất quan trọng. Là một trong những yếu tố chính để dễ dàng gia nhập hay thoát khỏi thị trường.

Tính thanh khoản cao hơn trên thị trường rất tốt vì nó mang lợi những lợi thế sau:

  • Giá thành hợp lý cho mọi người
  • Thị trường ổn định
  • Giao dịch với thời gian nhanh hơn
  • Độ chính xác cao hơn trong phân tích kỹ thuật.

Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu được phần nào về khái niệm thanh khoản là gì và những rủi ro của nó. Khi bạn quyết định kinh doanh một lĩnh vực gì đó, cần xem xét tính thanh khoản để tránh những rủi ro không đáng có. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của VN24h.info. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết sau.

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận thông báo
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button