Kinh tế

Chiết khấu là gì? Các loại hình định giá chiết khấu

Nếu bạn là một người ghiền mua sắm, chắc hẳn bạn sẽ rất thích mua những sản phẩm được “chiết khấu” cao. Trên thị trường, việc chiết khấu hay giảm giá cho một hoặc nhiều mặt hàng là điều rất bình thường. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về khái niệm chiết khấu là gì, không phải ai cũng trả lời được ngay. Nếu bạn đang quan tâm đến khái niệm này cùng các loại hình định giá chiết khấu cơ bản trên thị trường, hãy dành ra ít phút tham khảo kiến thức được VN24h.info chia sẻ ngay sau đây.

Định nghĩa chiết khấu là gì?

Chiết khấu là gì? Bạn có thể hiểu nôm na rằng chiết khấu chính là một hành động giảm giá của sản phẩm cho khách hàng hoặc là một phần tiền nhỏ nhằm phụ cấp cho khách mua hàng. Những chương trình chiết khấu được các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng đề xuất ra nhằm mục đích thúc đẩy kinh doanh và thu hút khách hàng, thúc đẩy khách hàng giải quyết công nợ.

Chiết khấu là gì?
Chiết khấu là một hành động giảm giá thành của sản phẩm hoặc là phần tiền phụ cấp của công ty đối với khách hàng

Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu theo một cách khác, chiết khấu là một trong số các hình thức khấu trừ một phần tiền trong sản phẩm. Nhân viên bán hàng sẽ khấu trừ trực tiếp cho khách nếu khách hàng đáp ứng được một số yêu cầu nhỏ của cửa hàng, doanh nghiệp đưa ra ví dụ như mua số lượng lớn, thanh toán ngay…

Các loại hình định giá về chiết khấu

Thông thường, có rất nhiều hình thức định giá về chiết khấu khác nhau. Tuy nhiên có hai hình thức định giá chiết khấu thường xuyên được các công ty áp dụng đó là:

  • Hình thức chiết khấu tiền mặt

Hình thức chiết khấu tiền mặt, bạn có thể hiểu rằng đây chính là một khoản tiền được công ty hỗ trợ hoặc giảm giá thành sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Hình thức này được đưa ra nhằm thúc đẩy và khuyến khích khách mua hàng và thanh toán công nợ một cách nhanh chóng nhất. Hình thức này thường áp dụng đối với trường hợp khách hàng thanh toán bằng tiền mặt hoặc từ 7 đến 10 ngày.

Chiết khấu tiền mặt thường được công ty áp dụng để khích lệ khách hàng nhập hàng và thanh toán công nợ
Chiết khấu tiền mặt thường được công ty áp dụng để khích lệ khách hàng nhập hàng và thanh toán công nợ

Thông thường thì hình thức chiết khấu bằng tiền mặt sẽ được công ty ghi rõ trong báo giá hoặc trong hóa đơn của khách hàng. Số tiền chiết khấu sẽ tùy thuộc vào tổng tiền của đơn hàng mà khách hàng đã nhập và thanh toán. Ngoài ra, hình thức này còn được áp dụng theo tỷ lệ từ 5 đến 15%.

  • Chiết khấu thương mại

Hình thức chiết khấu thương mại là chương trình tặng kèm thêm quà khuyến mãi hoặc tăng số lượng sản phẩm khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Việc này có thể thúc đẩy khách hàng thực hiện giao dịch nhanh những lô hàng có giá trị cao.

Hình thức chiết khấu thương mại thường sẽ không được công ty thể hiện trên sổ sách và hóa đơn. Ngoài ra, hình thức này chỉ được tính theo số phần trăm của danh mục sản phẩm theo lượng hàng mà khách hàng yêu cầu.

Những chiến lược chiết khấu phổ biến hiện nay

Phát triển kinh tế, tạo ra chương trình chiết khấu tiền mặt hoặc sản phẩm là chiến lược được nhiều công ty và doanh nghiệp lựa chọn, với mục đích thúc đẩy khách nhập hàng hóa và thanh toán công nợ nhanh chóng cho công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần phải đảm bảo rằng hàng hóa mà khách hàng được nhận từ trương trình sẽ có giá thành và chất lượng đúng với sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra, công ty cũng nên cân nhắc về % chiết khấu hoặc số lượng hàng được chiết khấu để không tạo ra sự lo lắng của khách hàng về sản phẩm.

Những chiến lược chiết khấu của công ty đưa ra luôn đảm bảo về uy tín và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng
Những chiến lược chiết khấu của công ty đưa ra luôn đảm bảo về uy tín và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng
  1. Giảm giá thành cho việc giới thiệu sản phẩm

Không có bất cứ chiến lược chiết khấu nhất định nào được áp dụng ở mọi nơi, tùy vào từng trường hợp sẽ có một chương trình chiết khấu khác nhau. Ngoài ra, chương trình chiết khấu chỉ nên áp dụng cho những sản phẩm chính cần được giới thiệu đến khách hàng, tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.

Lý do khác để công ty đưa ra chương trình chiết khấu là để giới thiệu sản phẩm vào những sự kiện nổi bật, thu hút lượng khách hàng lớn quan tâm. Điển hình như trình làng một sản phẩm mới của doanh nghiệp với phiếu ưu đãi giảm giá đặc biệt. Được áp dụng đối với số lượng khách hàng nhất định hoặc trong một thời gian nào đó. Chiến lược này nhằm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng cũng như khách hàng để ra mắt sản phẩm mới.

  1. Chiến lược chiết khấu cho sản phẩm mới

Để quảng cáo cho một sản phẩm mới của công ty, bạn hoặc những người đại diện của công ty cần phải cho mọi người thấy tâm huyết của mình đối với sản phẩm. Ngoài ra thì bạn cũng có thể chỉ ra được những ưu điểm của sản phẩm mà các sản phẩm khác không có. Từ đó bạn sẽ giới thiệu sản phẩm và đưa ra một mức chiết khấu hợp lý cho khách hàng.

Khi ra mắt sản phẩm nào đó thì công ty sẽ đưa ra chương trình chiết khấu để thu hút khách hàng
Khi ra mắt sản phẩm nào đó thì công ty sẽ đưa ra chương trình chiết khấu để thu hút khách hàng
  1. Chiến lược chiết khấu cho sản phẩm có doanh số thị thụt giảm

Nếu công ty hoặc bạn đã từng có sản phẩm nào đó đã được bán và xuất hiện trên thị trường lâu năm. Tuy nhiên doanh số của sản phẩm đó đang bị tụt giảm, lúc này bạn nên đưa ra những chiến lược chiết khấu hấp dẫn để thúc đẩy doanh số lên cao như:

  • Do sự ảnh hưởng của những sản phẩm khác trên thị trường về giá cả và chất lượng. Bạn cũng nên điều chỉnh về chất lượng và giá thành sản phẩm của mình để đưa doanh số tăng trở lại.
  • Hãy nói hoặc gửi những thông báo đến khách hàng của mình rằng “ Nên mua sản phẩm trước khi nó không còn trên thị trường”. Rõ ràng rằng bạn đang làm lay động đến tâm lý của khách hàng, buộc họ phải mua sản phẩm này của bạn.
Chiết khấu sẽ giúp bạn nâng cao được doanh số bán hàng của công ty
Chiết khấu sẽ giúp bạn nâng cao được doanh số bán hàng của công ty

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về khái niệm chiết khấu là gì, cùng một số chiến lược cơ bản nhất để việc chiết khấu sẽ thúc đẩy doanh thu bán sản phẩm cho doanh nghiệp của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết, chúc bạn nhanh chóng thành công với các chiến dịch kinh doanh của mình.

Đánh giá

Nhận thông báo
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button