R&D là gì? Kỹ năng cần có của nhân viên R&D
Nếu bạn đã có cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn, hay doanh nghiệp sản xuất lớn thì cụm từ R&D chắc không còn xa lạ gì. Nhưng đối với các bạn sinh viên mới ra trường, những người đang mong muốn tìm một công việc phù hợp có lẽ vẫn còn đang thắc mắc về cụm từ này. Vậy R&D là gì? Cần có những kỹ năng gì để triển khai R&D? Bài viết sau đây của VN24h.info sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này.
R&D là gì?
R&D là cụm từ viết tắt của Research & Development nghĩa là: Nghiên cứu và phát triển. R&D là một khâu quan trọng và là chìa khóa dẫn đến sự thành công của các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp lớn.
R&D là quá trình nghiên cứu, sáng tạo không ngừng để phát triển các sản phẩm mới, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường, khách hàng, toàn cầu hóa kinh tế.
R&D luôn là mục tiêu quan trọng mà các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp lớn hướng tới. R&D bao gồm những nội dung sau:
- R&D có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Cải tiến công nghệ sản xuất.
- Nghiên cứu, thay thế các vật liệu, công nghệ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công nghệ sản phẩm.
- Nghiên cứu nội địa hóa vật tư, sản xuất với chi phí phù hợp nhằm tăng giá trị gia tăng và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Hoạt động của R&D tại Việt Nam
Hiện nay, R&D (nghiên cứu và phát triển) là một bộ phận không thể thiếu tại các công ty, doanh nghiệp lớn. Bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, khách hàng và chiến lược tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.
R&D bao gồm các hoạt động sau:
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Mục đích của nghiên cứu và phát triển sản phẩm là tạo ra những sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã, màu sắc, chất liệu, công dụng, tính năng… hay cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có.
Nghiên cứu và phát tiển công nghệ
Mục đích của nghiên cứu và phát triển tạo ra những công nghệ mới thay thế công nghệ cũ để ra sản phẩm mới có chất lượng, giá thành hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Nghiên cứu và phát triển bao bì
Nghiên cứu và phát triển bao bì thường được các công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất những thực phẩm tiêu dùng nhanh như: mỳ ăn liền, cháo gói, sữa, nước uống đóng chai… chú trọng. Mục tiêu của nghiên cứu và phát triển bao bì nhằm thay đổi chất liệu, kiểu dáng bao bì nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm bên trong để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng lượng tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu và phát triển quy trình
Nghiên cứu và phát triển quy trình nhằm mục đích cải tiến, phát triển quy trình vận hành, sản xuất, phục vụ nhằm đem lại năng xuất, hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp.
Công việc của bộ phận R&D
Phân tích và tổng hợp
Đây là công việc quan trọng và thường xuyên nhất của bộ phận này. Nhân viên bộ phận R&D phải thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến các mảng thị trường cần tiếp cận, các dự án mới và tất cả những thông tin liên quan đến dự án. Các nhân viên phải nhanh chóng xác định nguồn thông tin tổng hợp và phân tích các thông tin ấy theo cách dễ hiểu nhất để tiết kiệm thời gian cho các bộ phận khác có liên quan khi thực hiện những bước tiếp theo.
Nghiên cứu khách hàng
Mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp luôn hướng tới đó chính là khách hàng. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu thông tin cũng như nhu cầu của khách hàng bao gồm: độ tuổi, thu nhập, khu vực sống, sở thích, thói quen… là yếu tố quan trọng, cần thiết nhất để triển khai dịch vụ CSKH hiệu quả, tốt nhất.
Phân tích dữ liệu
Mỗi dự án lớn lại có dữ liệu vô cùng lớn, nhất là dự án quan trọng sẽ có đến hàng triệu lượt tương tác với khách hàng. Nhiệm cụ của R&D là phân tích sâu sắc các dữ liệu để đưa ra một báo cáo tổng hợp dễ hiểu và tường minh nhất.
Chia sẻ thông tin
Nhiệm vụ của R&D là tiếp xúc với các thông tin trong nước cũng như ngoài nước để hình thành báo cáo chuyên sâu, chia sẻ các thông tin nổi bật liên quan đến các dịch vụ và sản phẩm tới khách hàng.
Kỹ năng cần có của nhân viên R&D
- Khả năng về ngôn ngữ: Ngoại ngữ giỏi là một lợi thế của nhân viên phòng R&D, vì họ phải thường xuyên tiếp xúc với các thông tin, tài liệu mới đa số là tiếng Anh. Do đó, khả năng tiếng Anh tốt thì mới có thể hiểu và tổng hợp phân tích các dữ liệu gốc / big data.
- Năng động và sáng tạo: R&D là bộ phận tương tác với nhiều khách hàng, nhiều bộ phận khác cùng lúc. Vì thế nhân viên bộ phận R&D cần phải năng động, nhanh nhẹn cũng như khả năng phản ứng, giải quyết nhanh những tình huống. Không ngừng nâng cao khả năng sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, khách hàng.
- Có tư duy Marketing: Sự hiểu biết về thị trường, các dịch vụ cũng như sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, hiểu khách hàng giúp nhân viên R&D có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Hy vọng, qua bài viết này đã giúp các bạn hiểu thêm phần nào về khái niệm R&D là gì cùng những kỹ năng cần có của một nhân viên R&D. Nếu muốn trở thành một nhân viên R&D xuất sắc, bạn phải có những kỹ năng cần thiết để có thể phát triển được khả năng của mình, cũng như giúp công ty phát triển hơn. Chúc các bạn sớm thành công với mục tiêu mà mình đã đề ra.